facebook pixel

5 tiêu chí cần xem xét khi chọn API cho website Jamstack

8 phút đọc
5 tiêu chí cần xem xét khi chọn API cho website Jamstack

API là một công cụ rất phổ biến trong lĩnh vực phát triển website. Tuy nhiên, để đảm bảo website của bạn sẽ hoạt động tốt và đáp ứng đúng yêu cầu, có một điều bạn cần xem xét. Bài viết này sẽ điểm qua 5 tiêu chí quan trọng khi chọn công cụ API cho website Jamstack.

1. Lợi ích vượt trội mà API đem lại cho website Jamstack

1.1 Kiến trúc webiste Jamstack

Jamstack là một kiến ​​trúc được sử dụng để xây dựng các trang web tĩnh có hiệu suất hoạt động tốt, tối ưu trải nghiệm người dùng nhưng vẫn đảm bảo các yếu tố như: bảo mật, an toàn dữ liệu, tiết kiệm chi phí, tối ưu SEO và dễ dàng mở rộng .v.v

Jamstack là một kiến ​​trúc được sử dụng để xây dựng các trang web tĩnh có hiệu suất cao
Jamstack là một kiến ​​trúc được sử dụng để xây dựng các trang web tĩnh có hiệu suất cao.

Jamstack gồm ba thành phần quan trọng, viết tắt bởi 3 chữ cái là J-A-M:

  • JavaScript: Website Jamstack sử dụng JavaScript để tạo ra các nội dung động và kết hợp với các trang tĩnh (static pages).

  • APIs: Sử dụng API để tạo nội dung web và lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, bên thứ bba.

  • Markup: Các trang nội dung được tạo bằng các static page, bằng cách sử dụng các công cụ tạo trang tĩnh như Nuxt.js, Next.js, Gatsby, Jekyll, Hugo…

Đây được xem là các thành phần cốt lõi trong quá trình xây dựng và phát triển website Jamstack.

>>> Tham Khảo: Thiết Kế Web Chuyên Nghiệp Tphcm - Nâng Tầm Thương Hiệu, Bứt Phá Doanh Số

1.2 Lợi ích vượt trội 

Lợi ích lớn nhất mà website Jamstack mang lại là khả năng tăng hiệu suất và mở rộng dễ dàng, cho phép xây dựng ứng dụng web của mình bằng bất kỳ số lượng API của bên thứ ba nào. Do đó bạn có thể sử dụng các dịch vụ tốt nhất cho từng phần của web và tận dụng sự đổi mới công nghệ liên tục trong cộng đồng lập trình.

Một số ví dụ về lợi ích cụ thể như:

  • Thay vì xây dựng mô-đun cho tính năng full-text search (phương pháp/ kỹ thuật giúp tìm kiếm một cách tự nhiên nhất), bạn có thể triển khai Algolia để tích hợp tính năng này một cách dễ dàng.

  • Sử dụng Contentful thay vì “vật lộn” với CMS của riêng bạn được lưu trữ và duy trì trên các máy chủ.

  • Hoặc sử dụng quy trình phát triển liền mạch của Netlify thay vì tự biên dịch mã nguồn và tải lên đến một máy chủ web thông qua FTP.

Tất nhiên, bạn cần tích hợp sao cho phù hợp dựa trên từng dự án, từ đó phát huy hết lợi thế và điểm mạnh của công cụ này. Dưới đây là 5 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn API cho một dự án website.

2. 5 yếu tố cần xem xét

2.1 Xem xét lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng

Khi lựa chọn một dịch vụ API, điều quan trọng nhất đó là phải phù hợp với kiến ​​trúc và dự án mà bạn đang triển khai, cân bằng với những nhu cầu của các bên liên quan trong việc quản lý website. Với tính năng tuyệt vời, cùng với khả năng quản lý dễ dàng dành cho các nhóm không có kỹ năng chuyên môn, giúp họ có thể truy cập và làm việc trên đó.

Khi lựa chọn một dịch vụ API, điều quan trọng nhất đó là phải phù hợp với kiến ​​trúc và dự án mà bạn đang triển khai
Khi lựa chọn một dịch vụ API, điều quan trọng nhất đó là phải phù hợp với  dự án.

Ngoài ra, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình. Điều này bao gồm việc xác định loại dữ liệu bạn muốn truy cập, phương thức truy cập (đọc, ghi, cập nhật), tính năng và khả năng mà bạn mong muốn. Hãy đảm bảo công cụ bạn chọn cung cấp đủ các chức năng và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của bạn.

2.2 API là một giải pháp

Hãy xem xét công cụ này là một giải pháp, không đơn thuần chỉ là một dịch vụ, một số điều bạn cần quan tâm trước khi đánh giá bao gồm:

  • Công cụ phát triển/ clients được bảo trì tốt và giúp tích hợp dễ dàng hơn không? Tìm kiếm tính linh hoạt và dễ sử dụng trong các công cụ này.

  • Công cụ có cho phép truy cập vào tất cả các tính năng được cung cấp bởi nhà cung cấp hay không?

  • Tài liệu hướng dẫn có chất lượng tốt không? Có cung cấp thông tin đầy đủ và dễ hiểu để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình? Tài liệu nên có nhiều ví dụ mã nguồn cho các trường hợp sử dụng phổ biến. Ví dụ về công cụ có tiều liệu hỗ trợ tốt là React, Gatsby, Vue và GraphQL.

  • Nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ cho nhà phát triển không? Điều này cho thấy nhà cung cấp quan tâm và mang đến cho khách hàng một giải pháp toàn diện.

Các yếu tố này sẽ giúp bạn đánh giá và chọn API phù hợp, đồng thời chỉ ra cách nhà cung cấp đánh giá công cụ của họ là một giải pháp giúp bạn giải quyết các vấn đề hay đơn thuần chỉ là một dịch vụ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Monolith Và Microservices: Sự Khác Biệt Giữa Hai Kiến Trúc Website

2.3 Độ phức tạp của dữ liệu

Xem xét độ phức tạp của dữ liệu mà bạn muốn truy cập và xử lý. Điều này bao gồm kiểm tra cấu trúc dữ liệu, quan hệ giữa các đối tượng, khả năng lọc và tìm kiếm dữ liệu, và các yêu cầu đặc biệt khác liên quan đến dữ liệu. Chọn một công cụ có khả năng xử lý dữ liệu phức tạp và cung cấp các chức năng tìm kiếm, lọc và sắp xếp phù hợp.

2.4 Giao diện người dùng thông minh

Khi chọn một nhà cung cấp, bạn cần xem xét vấn đề liên quan đến giao diện người dùng (UI). API được xây dựng để mang lại sự tuỳ chỉnh trong thiết kế giao diện, và không áp đặt về cách giao diện sẽ được tích hợp. Điều này có nghĩa là bạn phải tự xây dựng toàn bộ giao diện.

Kiến trúc "headless" mang lại sự linh hoạt trong thiết kế và trải nghiệm người dùng
Kiến trúc "headless" mang lại sự linh hoạt trong thiết kế và trải nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, có nhiều nhà cung cấp đã cung cấp các thành phần giao diện có sẵn (UI components) cho nhà phát triển sử dụng. Những thành phần này được xây dựng dựa trên giao diện người dùng tiêu chuẩn.

Khi sử dụng giao diện tiêu chuẩn của nhà cung cấp, bạn cần cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm. Kiến trúc "headless" mang lại sự linh hoạt trong thiết kế và trải nghiệm người dùng, trong khi sử dụng thành phần giao diện có sẵn có thể giúp bạn xây dựng nhanh chóng, nhưng chúng không có tính tùy chỉnh cao so với việc tự thiết kế. Do đó đây là một yếu cần cân nhắc trong việc lựa chọn phù hợp.

2.5 Chính sách hỗ trợ

Một số yếu tố cần xem xét:

  • SLA (Service Level Agreement - Thỏa thuận mức dịch vụ): Nên xem xét SLA như một loại bảo hiểm cho doanh nghiệp của bạn khi có sự cố gây gián đoạn xảy ra.

  • Hỗ trợ: Đảm bảo bạn có một đội ngũ hỗ trợ sẵn sàng khi bạn cần, đặc biệt trong giai đoạn triển khai.

  • Chính sách cập nhật: Khi sử dụng nhiều API, quan trọng là đảm bảo rằng nếu bất kì công cụ nào cập nhật, điều này không ảnh hưởng đến trang web của bạn.

  • Bảo mật và Tuân thủ: Nhà cung cấp cần có chứng chỉ SOC2 và biết cách xử lý dữ liệu theo cách tuân thủ GDPR. Đối với các dự án thương mại điện tử, bạn có thể cần xem xét về việc tuân thủ PCI.

3. Kết luận

Qua bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về 5 tiêu chí quan trọng để xem xét khi chọn API cho website Jamstack. Bằng việc đánh giá dựa trên những yếu tố này, bạn sẽ có cơ sở để lựa chọn API phù hợp với nhu cầu của mình, cùng như đáp ứng các yêu cầu cần thiết và tương thích tốt với công nghệ Jamstack để mang lại một trang web tuyệt vời cho khách truy cập.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
API là gì? Cách sử dụng API trong website Jamstack
API - một công nghệ rất phổ biến trong lập trình web, là một cách để khiến website trở nên đa dạng tính năng, mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm tốt cho khách hàng. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách sử dụng API trong Jamstack.
8 phút đọc
API trong kiến trúc website Jamstack: Kết nối dữ liệu và tối ưu UX
API có vai trò rất quan trọng trong kiến trúc website, giúp kết nối và truy xuất dữ liệu từ các nguồn như cơ sở dữ liệu, hệ thống máy chủ và các nguồn bên ngoài khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những ứng dụng và lợi ích của API trong kiến trúc Jamstack.
16 phút đọc
Giải pháp bảo mật API tốt nhất cho website Jamstack
Trong bối cảnh website Jamstack đang trở nên phổ biến và ứng dụng API ngày càng phát triển, việc bảo mật API trở thành một yêu cầu cấp thiết. Để đảm bảo an toàn cho website của bạn và dữ liệu liên quan, có một số giải pháp bảo mật tốt nhất mà bạn nên áp dụng. JAMstack Vietnam sẽ đề cập đến một số rủi ro bảo mật của API và những giải pháp hiệu quả để ngăn chặn chúng.
8 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.