Monolith và Microservices: Sự khác biệt giữa hai kiến trúc website
Monolith còn gọi là kiến trúc truyền thống hoặc kiến trúc nguyên khổi là một phương pháp phát triển web đời đầu. Còn Microservices thì ngược lại, đây là phương pháp phát triển hiện đại với các thành phần độc lập và được tạch biệt để quản lý. Do đó, những kiến trúc này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về chúng giúp việc lựa chọn cách tiếp cận cho website của bạn hiệu quả hơn.
1. Monolith, microservices và Jamstack
1.1 Monolith
Monolith hay kiến trúc nguyên khối, là một khối mã lớn với nhiều mô-đun, các thành phần có trong trang web được liên kết với nhau dưới dạng một phiên bản duy nhất, do đó sự khi có thay đổi nhỏ , chúng cũng sẽ tác động đến các thành phần khác trên web.
Kiến trúc này có ba thành phần bao gồm cơ sở dữ liệu, giao diện người dùng và ứng dụng phía máy chủ.
1.2 Microservices
Ngược lại với monolith, kiến trúc microservices có nghĩa là tất cả thành phần bao gồm các chức năng và business logic của ứng dụng được chia thành các mô-đun riêng biệt được gọi là microservice – mỗi mô-đun có cơ sở dữ liệu riêng và giao tiếp với nhau thông qua API và các giao thức HTTP.
Mỗi microservice có thể được lưu trữ và phát triển dưới dạng các dịch vụ độc lập và loại kiến trúc này cũng không phụ thuộc vào công nghệ, vì vậy nó mang lại sự linh hoạt hơn cho các nhà phát triển.
Microservices là chuyên biệt – mỗi thành phần chỉ tập trung vào một chức năng duy nhất mang lại hiệu quả cao hơn so với hệ thống nguyên khối truyền thống.
>>> Tham Khảo: Thiết Kế Web Chuyên Nghiệp Tphcm - Nâng Tầm Thương Hiệu, Bứt Phá Doanh Số
1.3 Jamstack
Jamstack (viết tắt của JavaScript, API và Markup) là một cách tiếp cận để tạo các trang web và ứng dụng mang lại lợi ích cho các trang web tĩnh (như hiệu quả, tốc độ và bảo mật) , đồng thời cho phép tích hợp các nội dung động, với khả năng mở rộng và tính linh hoạt cao.
Trong Jamstack, lớp giao diện người dùng - frontend được tách rời khỏi logic phía sau - backend và bạn có thể sử dụng cùng một backend cho nhiều giao diện người dùng - frontend khác nhau.
Giống như microservice, Jamstack ngược lại với cách tiếp cận nguyên khối. Do đó, có thể nói microservice là một tập hợp con của Jamstack – tất cả các công cụ như dịch vụ thanh toán hoặc trò chuyện, được tích hợp vào website nhờ sử dụng API, do đó mỗi API sẽ chịu trách nhiệm cho một chức năng, thành phần riêng biệt.
2. Ưu nhược điểm của Monolith
2.1 Ưu điểm
Monolith là một phương pháp đã được ra đời lâu, đến thời điểm hiện nay tuy không được sử dụng trong các dự án những kiến trúc này vẫn có ưu điểm phù hợp trong một số trường hợp nhất định.
Một số ưu điểm của monolith:
-
Ưu điểm chính có thể được mô tả bằng một từ, đó là sự đơn giản. Nó cho phép việc xây dựng, giám sát, sử dụng và thử nghiệm trên một ứng dụng được bạn kiểm soát hoàn toàn.
-
Quá trình triển khai cũng đơn giản hơn vì nó chỉ liên quan đến một tệp và quá trình phát triển không quá phức tạp đối với các website nhỏ, không yêu cầu cao.
-
Hiện nay việc website có đa dạng tính năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều trở thành một điều kiện tất yếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp không cần tích hợp các tính năng bổ sung thì kiến trúc Monolith vẫn có hiệu suất tốt. Ngược lại, khi thêm các tính năng bổ sung này vào website, chúng làm sẽ làm chậm tốc độ tải trang đáng kể cho website.
2.2 Nhược điểm
Trước hết, đó là vấn đề về tính linh hoạt và khả năng mở rộng thấp. Khi cơ sở mã phát triển, việc vận hành hệ thống ngày càng khó khăn hơn, bởi vì một thay đổi nhỏ có thể dẫn đến sự thay đổi các các thành phần có liên quan dẫn đến việc bảo trì cũng phức tạp.
Việc cập nhật một đoạn mã có thể phá vỡ sự phụ thuộc trong các khu vực khác và các mối liên kết dữ liệu đan xen khiến tất cả trở nên rối và phức tạp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, rất khó để xây dựng một ứng dụng nguyên khối, bởi vì bạn phải chuẩn bị và kiểm tra mọi thứ trong một lần. Một lỗi nhỏ có thể làm hỏng toàn bộ “công trình” của bạn.
3. Ưu nhược điểm của Microservices
3.1 Ưu điểm
Kiến trúc microservices cho phép giải quyết tất cả các vấn đề của monolith.
Nó có khả năng mở rộng và linh hoạt cao; bạn có thể dễ dàng mở rộng cả các thành phần riêng lẻ và toàn bộ ứng dụng mà không ảnh hưởng đến cơ sở mã.
Các mô-đun có thể được phát triển và cập nhật độc lập với nhau, do đó bạn chỉ có thể cập nhật một chức năng duy nhất chứ không phải toàn bộ hệ thống và chức năng sau sẽ không bị hỏng hoàn toàn do một vấn đề duy nhất.
Có thể sử dụng nhiều công nghệ và ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Ngoài ra, việc phát triển microservices dễ tổ chức và quản lý hơn, bạn có phân đội ngũ quản lý thành nhiều nhóm nhỏ đa chức năng thay vì một nhóm lớn, điều này cho phép giao tiếp dễ dàng hơn và đơn giản hóa các quy trình.
3.2 Nhược điểm
Đầu tiên, việc mở rộng quy mô ứng dụng có thể gây ra nhiều lo ngại về cấu trúc phù hợp của các thành phần.
Sự phức tạp cũng khiến ứng dụng khó kiểm tra hơn vì bạn phải kiểm tra không chỉ các dịch vụ riêng lẻ mà còn cả các tương tác của chúng trong các luồng kinh doanh khác nhau.
Cuối cùng, một ứng dụng dựa trên kiến trúc microservices cũng có thể mang lại những thách thức nhỏ về bảo mật, vì có rất nhiều thông tin được trao đổi liên tục giữa các mô-đun.
4. Monolith và Microservices: Chọn cái nào phù hợp?
Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét trước khi đưa ra lựa chọn.
-
Quy mô của dự án: Tuỳ vào từng trường hợp để bạn có thể lựa chọn phát triển cho website dựa trên những yếu tố như độ phức tạp, mục đích sử dụng, quy mô lớn nhỏ…
-
Cơ sở hạ tầng: Microservice cần cơ sở hạ tầng đám mây hạng nhất để chạy trơn tru và liền mạch.
-
Chi phí: Xem xét tất cả các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và chạy phần mềm
-
Chuyên môn về công nghệ: Đối với microservices đòi hỏi phải có đội ngũ có khả năng có kiến thức chuyên môn sâu rộng về hệ thống và công cụ để có thể quản lý và phát triển một dự án phức tạp.
>>> Có thể bạn quan tâm: Jamstack Và Single Page Application Giống Hay Khác Nhau?
Với những ưu nhược điểm trên có thể thấy, monolith sẽ phù hợp với các dự án đơn giản, không có nhu cầu mở rộng quy mô trong tương lai. Còn microservices sẽ phù hợp để xây dựng website như:
-
Các dự án website lớn, cần khả năng mở rộng cao và liên tục;
-
Website có một lượng lớn dữ liệu và nội dung cần lưu trữ;
-
Website có khả năng xử lý dữ liệu nhanh chóng trong thời gian thực như Netflix, YouTube hoặc Soundcloud;
-
Các trang web tiêu tốn nhiều CPU.
5. Kết luận
Tóm lại, monolith là kiến trúc đơn giản và dễ triển khai, phù hợp cho các dự án nhỏ và đơn giản, không cần mở rộng trong tương lai. Microservices mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp cho các dự án lớn và phức tạp, có yêu cầu về mở rộng và quản lý tốt hơn, ngoài ra phương pháp này còn là một phần trong kiến trúc phát triển website Jamstack.
Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, việc lựa chọn kiến trúc phù hợp giữa Monolith và Microservices sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng web trong tương lai.