facebook pixel

Chuyển đổi công nghệ từ Monolithic sang Microservices với Jamstack

7 phút đọc
Chuyển đổi công nghệ từ Monolithic sang Microservices với Jamstack

Microservices là phương pháp phát triển website chia cấu trúc ứng dụng thành các thành phần nhỏ riêng biệt với nhau. Việc này đem lại nhiều lợi ích cho việc quản lý, phát triển và tối ưu trải nghiệm người dùng. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu lý do vì sao các doanh nghiệp hiện nay cần thực hiện chuyển đổi công nghệ sang mô hình Microservices với Jamstack.

1. Kiến trúc phát triển website Monolithic 

Tất cả chúng ta đều đã từng nghe, thấy hoặc xây dựng trang web với WordPress, ưu điểm của chúng là nhiều tính năng và giải pháp hỗ trợ giúp cho việc thiết kế giao diện, quản lý trang, bài viết, nội dung một cách đơn giản hơn.

Microservices: Lợi ích và thách thức khi sử dụng trong website Jamstack
Monolithic hay còn được gọi là phương pháp nguyên khối

Nếu không thông qua WordPress thì phải có CMS khác phục vụ dưới dạng back-end và front-end được gọi là phương pháp nguyên khối. Công nghệ này sử dụng PHP, HTML và CSS để thiết kế trang web cũng như các chức năng và tính năng phụ trợ. Đó là cách tiếp cận rất cơ bản của phát triển và lập trình liên quan đến các mã dài được viết ở phần phụ trợ (backend). 

>>> Bài Viết Khác: Thiết Kế Web Chuyên Nghiệp Tphcm - Nâng Tầm Thương Hiệu, Bứt Phá Doanh Số

2. Hạn chế của phương pháp Monolithic

Phát triển website dựa trên hệ quản trị nội dung với WordPress - một kiến trúc Monolithic, cho nhiều dự án đã là một giải pháp phổ biến trong một thời gian dài. Với ưu điểm tuyệt vời về khả năng quản lý nội dung, tính linh hoạt trong việc tạo kiểu thiết kế với các mẫu có sẵn và thêm chức năng bằng cách sử dụng các plugin. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những điểm hạn chế mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Đầu tiên, cách tiếp cận nguyên khối - Monolithic là một phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro và không an toàn vì dữ liệu có thể bị tấn công SQL injection dễ dàng. Việc phải quản lý duy mọi thứ trên website như thiết kế và back-end cũng là một thách thức không hề nhỏ. Bất kỳ thay đổi nào về dữ liệu, nội dung hoặc back-end đều có thể ảnh hưởng đến front-end, do đó chúng có khả năng mở rộng rất kém và tốn nhiều chi phí bảo trì, nâng cấp.

Các vấn đề các website truyền thống theo cách tiếp cận Monolithic gặp phải:

  • Tốc độ tải trang web chậm

  • Dữ liệu và back-end không an toàn 

  • Khó khăn trong việc thêm chức năng thông qua cracked Plugins

  • Tối ưu hóa SEO

  • Cập nhật thường xuyên các chủ đề và plugin front-end.

Với những điểm hạn chế trên, việc chuyển đổi công nghệ sẽ là một vấn đề các doanh nghiệp quan tâm khi xây dựng web.

Lựa chọn kiến trúc, phương pháp phát triển là một trong những quyết định đầu tiên bạn phải đưa ra và cần lựa chọn đúng đắn. Trong đó, bằng kiến trúc microservices, Jamstack được biết đến là một trong những giải pháp tốt nhất hiện nay để khắc phục những khó khăn của các kiến trúc website cũ.

Sự khác biệt giữa kiến trúc website Monolithic vs. Microservices. Ảnh: Suse Communities
Sự khác biệt giữa kiến trúc website Monolithic vs. Microservices. Ảnh: Suse Communities

3. Jamstack và microservice

Từ Jamstack xuất phát từ JavaScript, API và Markup. Kiến trúc này sử dụng JavaScript, API hỗ trợ và đánh dấu (markup) để xây dựng các trang web có tốc độ tải nhanh, an toàn, tiết kiệm chi phí và có thể mở rộng dễ dàng. Bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại giúp xây dựng các trang tĩnh, và tích hợp nhiều chức năng phức tạp.

Jamstack đại diện cho một cách mới để phát triển phần mềm dựa trên cơ chế pre-rendering and client-side rendering, không phụ thuộc vào máy chủ web để tạo các trang web và ứng dụng hiển thị trên giao diện. 

Jamstack dựa trên các khung JavaScript hiện đại và trình tạo trang web tĩnh để xây dựng các trang web cực nhanh, điều này tạo ra sự khác biệt và được đánh giá cao bởi Google trong việc xếp hạng website.

3.1 Kiến trúc Jamstack

Jamstack là thuật ngữ dành riêng cho phát triển web, một kiến trúc trong đó các trang web đang được phát triển trên các nền tảng tách biệt (decoupled) để phát triển phần phụ trợ (backend) và thiết kế giao diện người dùng (front-end).

>>> Bài viết liên quan: Jamstack - Giải Pháp Tốt Nhất Để Phát Triển Trang Web Tùy Chỉnh

Thành phần cơ bản của một website Jamstack có thể được chia thành các dịch vụ sau:

  • Trình tạo trang tĩnh (SSG) như Gatsby, Next, v.v.

  • API GraphQL

  • Headless CMS như WordPress, Contentful, v.v.

  • Mạng lưới phân phối nội dung (CDN)

Kiến trúc phát triển website Jamstack. Ảnh: Cloudinary
Kiến trúc phát triển website Jamstack. Ảnh: Cloudinary

3.2 Cấu trúc Microservices của website Jamstack

Với Jamstack, thay vì tích hợp microservices vào backend framework, kiến trúc này được xây dựng bằng các thành phần riêng biệt để tạo nên một website tổng thể.

  • Hệ sinh thái lập trình cung cấp một IDE (Integrated Development Environment - Môi trường phát triển tích hợp) cần thiết để tùy chỉnh API, phát triển business logic và cả frontend.

  • Call-back web dựa trên sự kiện (event-based web call-back) được gọi là webhook, chủ yếu được sử dụng để đơn giản hóa việc cung cấp thông tin theo thời gian thực từ phía máy chủ sang phía máy khách. Theo nghĩa thô sơ, chúng có thể được coi là các API đảo ngược, chịu trách nhiệm truyền dữ liệu từ ứng dụng nguồn (source application).

  • Trang web tĩnh là các tệp được cung cấp từ máy chủ hoặc mạng phân phối nội dung. Các trang web tĩnh không hiển thị động.

  • API là một giao diện lập trình ứng dụng cho phép truyền dữ liệu giữa máy chủ và phía khách hàng. Trong Headless CMS, API liên hệ với nội dung web từ backend và chuyển nó đến phần frontend, chỉ khi có yêu cầu được tạo.

  • Hệ thống quản lý nội dung không đầu (Headless CMS) là một hệ thống quản lý nội dung không có tích hợp giao diện người dùng - frontend. Headless CMS tuân theo mô hình kiến ​​trúc tách rời. Điều đó đơn giản có nghĩa là Hệ thống quản lý nội dung chỉ cung cấp một phần phụ trợ để lưu trữ và quản lý nội dung cũng như một API để lấy dữ liệu bạn cần hiển thị trong ứng dụng khách của mình.

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Thiết Kế Website JAMstack Vietnam Chuyên Nghiệp

4. Kết luận

Mặc dù xây dựng một website sử dụng WordPress theo kiến trúc Monolithic có thể dễ dàng hơn và bạn có thể thấy các thay đổi theo thời gian thực. Nhưng hiệu suất trang web bị ảnh hưởng rất nhiều như tốc độ, hạn chế trong thiết kế và bảo mật của back-end.

Cấu trúc microservices của trang web làm cho chúng tăng tính linh hoạt, an toàn và nhanh chóng hơn. Hiệu suất trang web tốt hơn nhiều và đạt thứ hạng google cao hơn. Do đó, kiến trúc Jamstack đang ngày càng có nhiều người hướng tới như một giải pháp toàn diện cho phát triển website.

Nguồn tham khảo

Stackground. (1/12/2020). The technology shift from Monolithic to Microservices with Jamstack. Truy cập từ: https://www.stackground.com/blog/the-technology-shift-from-monolithic-to-microservices-with-jamstack

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
API là gì? Cách sử dụng API trong website Jamstack
API - một công nghệ rất phổ biến trong lập trình web, là một cách để khiến website trở nên đa dạng tính năng, mang lại nhiều giá trị và trải nghiệm tốt cho khách hàng. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách sử dụng API trong Jamstack.
8 phút đọc
Headless CMS sử dụng trong Jamstack như thế nào? Và lợi ích mang lại
Trong lĩnh vực phát triển web hiện nay, Jamstack đang là một trong những giải pháp được sử dụng rất rộng rãi bởi những lợi ích mà chúng đem lại. Headless CMS - hệ thống quản lý nội dung “không đầu", chính là một trong những công nghệ chủ chốt giúp Jamstack có được những ưu điểm vượt trội và được tin dùng bởi nhiều thương hiệu lớn. Vậy Headless CMS là gì và chúng hỗ trợ việc quản lý nội dung tốt hơn như thế nào trong Jamstack? Theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.
8 phút đọc
Jamstack ảnh hưởng như thế nào đến web seo?
Hiện nay, Jamstack đang được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển web trên toàn thế giới. Một trong những lý do chính là do Jamstack có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO của trang web. Jamstack là một kiến trúc web tĩnh được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web với tốc độ nhanh, khả năng mở rộng cao và bảo mật vượt trội. Hiện nay, Jamstack đang được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển web trên toàn thế giới. Một trong những lý do chính là do Jamstack có thể có ảnh hưởng đến hiệu quả SEO của trang web.
8 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.