facebook pixel

Microservices trong website Jamstack - Lợi ích và thách thức khi sử dụng

13 phút đọc
Microservices trong website Jamstack - Lợi ích và thách thức khi sử dụng

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng Microservices trong website Jamstack đã trở thành xu hướng phổ biến trong phát triển các ứng dụng web. Kiến trúc Jamstack được đánh giá cao với tính năng độc lập với server, tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng. Trong khi đó, Microservices cho phép phân tách các chức năng của ứng dụng thành các dịch vụ độc lập với nhau, giúp tăng tính linh hoạt, ổn định và khả năng mở rộng.

Microservices cho phép phân tách các chức năng của ứng dụng thành các dịch vụ độc lập với nhau, giúp tăng tính linh hoạt, ổn định và khả năng mở rộng.
Microservices trong website Jamstack cho phép phân tách các chức năng của ứng dụng thành các dịch vụ độc lập với nhau.

Tuy nhiên, việc sử dụng Microservices trong kiến trúc Jamstack cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là liên quan đến đồng bộ hóa và tích hợp các dịch vụ, chi phí phát triển và vận hành. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về lợi ích và thách thức của việc ứng dụng Microservices trong kiến trúc Jamstack và đưa ra các giải pháp để giải quyết những thách thức này.

Giới thiệu chung về Microservices

Microservices là một kiến trúc phần mềm mà các thành phần của ứng dụng được phân tách thành các dịch vụ nhỏ, độc lập với nhau và hoạt động độc lập trên cơ sở giao tiếp qua các giao thức chuẩn như HTTP.

Mỗi microservice có thể được viết bằng ngôn ngữ lập trình khác nhau, chạy trên nền tảng khác nhau và được triển khai độc lập với nhau. Với kiến trúc Microservices trong website Jamstack, ứng dụng có thể dễ dàng mở rộng và cập nhật một cách linh hoạt và không phụ thuộc lẫn nhau.

Microservices không phải là một thành phần bắt buộc trong kiến trúc Jamstack - một kiến trúc website tập trung vào việc sử dụng các công nghệ tĩnh, các dịch vụ bên thứ ba và các API để cung cấp nội dung và tương tác với người dùng.

Bởi vì những lợi điểm có thể mang lại, trong một số trường hợp, microservice được ứng dụng trong kiến trúc Jamstack, đặc biệt là khi cần thực hiện các yêu cầu động hoặc xử lý dữ liệu phức tạp.

Với kiến trúc microservices, các dịch vụ độc lập nhau được triển khai độc lập và được kết nối với nhau thông qua các API, giúp tăng tính linh hoạt của hệ thống và giảm thiểu sự phụ thuộc giữa các thành phần của ứng dụng. Việc sử dụng microservices cũng giúp tăng tính ổn định và hiệu suất của ứng dụng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng API trong website Jamstack

Microservices là một kiến trúc phần mềm mà các thành phần của ứng dụng được phân tách thành các dịch vụ nhỏ, độc lập với nhau
Microservices trong website Jamstack là một kiến trúc phần mềm khác biệt rõ ràng so với kiến trúc monolith

Kiến trúc này có sự khác biệt rõ ràng so với kiến trúc monolith (truyền thống) khi mà tất cả các thành phần của ứng dụng được đóng gói trong một ứng dụng duy nhất. Do đó, kiến trúc Monolithic có thể làm việc tốt cho các ứng dụng đơn giản với một số chức năng cơ bản, đối với những website lớn và phức tạp hơn, kiến trúc Monolithic có thể gặp phải một số hạn chế như:

  • Khó khăn trong việc mở rộng: Với kiến trúc monolith, việc mở rộng ứng dụng đòi hỏi phải triển khai toàn bộ ứng dụng, dẫn đến tốn kém thời gian và tài nguyên.

  • Khó khăn trong việc cập nhật: Khi cập nhật một phần của ứng dụng, việc kiểm tra và đảm bảo tính tương thích với các phần khác trong hệ thống sẽ làm tốn thời gian và tăng nguy cơ gây lỗi.

  • Khó khăn trong việc phân tích và gỡ rối: Với kiến trúc monolith, các lỗi phải được tìm kiếm và sửa đổi trong toàn bộ ứng dụng, dẫn đến khó khăn trong việc phân tích và gỡ rối.

  • Khó khăn trong việc phát triển đa nền tảng: Với kiến trúc monolith, việc phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau (ví dụ: web, di động, máy tính để bàn) sẽ đòi hỏi phải viết lại các phần khác nhau của ứng dụng.

  • Khó khăn trong việc phát triển và triển khai độc lập: Với kiến trúc monolith, phần mềm phải được phát triển và triển khai trên cùng một nền tảng, vì vậy không thể tận dụng được những ưu điểm của các công nghệ khác nhau.

Lợi ích của việc sử dụng Microservices trong kiến trúc website Jamstack

  • Tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng

Một trong những lợi ích đáng kể của việc sử dụng Microservices trong kiến trúc Jamstack là tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng của ứng dụng.

Khi các chức năng của ứng dụng được tách biệt thành các Microservice độc lập với nhau, chúng có thể được phát triển, triển khai và mở rộng một cách độc lập. Điều này giúp cho việc phát triển và triển khai các tính năng mới trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp cho ứng dụng có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của yêu cầu của người dùng.

So sánh với monolithic (nguyên khối) - Coupling code (các khối code dính chặt lại với nhau), việc sử dụng Microservices giúp cho các thành phần của ứng dụng có thể hoạt động một cách độc lập nhau giúp cho các microservice có thể được triển khai trên các máy chủ khác nhau, thậm chí là được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau.

  • Tăng tính ổn định và hiệu suất

Việc sử dụng Microservices trong kiến trúc Jamstack cũng giúp tăng tính ổn định và hiệu suất của ứng dụng, bởi vì khi lỗi xảy ra trên một microservice sẽ không gây ảnh hưởng đến các microservice khác. Do đó có thể giúp website hoạt động ổn định hơn, đồng thời tăng hiệu suất mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Khác với kiến trúc monolith truyền thống,tất cả các chức năng của ứng dụng đều được tích hợp trong một ứng dụng lớn, dẫn đến sự phụ thuộc cao giữa các thành phần bất kì một lỗi nào có thể khiến toàn bộ application bị crash. Hay nói cách khác việc thay đổi một chức năng có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác.

  • Giảm thiểu sự phụ thuộc giữa các thành phần

Trong kiến trúc monolithic truyền thống, tất cả các chức năng của ứng dụng đều được tích hợp trong một ứng dụng lớn, dẫn đến sự phụ thuộc cao giữa các thành phần. Với kiến trúc Microservices, các chức năng của ứng dụng được chia nhỏ và chạy độc lập với nhau giúp giảm sự phụ thuộc giữa các thành phần của ứng dụng.

Điều này không chỉ giảm thiểu sự cố và tăng tính sẵn sàng của ứng dụng, mà còn giúp cho các nhóm phát triển và vận hành có thể độc lập làm việc trên các phần khác nhau của ứng dụng mà không cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Khi các phần của ứng dụng không phụ thuộc lẫn nhau quá nhiều, thì việc phát triển, triển khai và bảo trì ứng dụng trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu thời gian và chi phí cho dự án.

Khi nào cần sử dụng Microservices trong kiến trúc website Jamstack?

Việc sử dụng Microservices trong kiến trúc website Jamstack là cần thiết đối với các trang web có quy mô lớn hoặc đòi hỏi phải tích hợp nhiều chức năng. Khi đó việc phát triển và xử lý tất cả các chức năng trong một hệ thống lớn trở nên khó khăn và tốn kém.

Điều này dẫn đến hiệu suất kém và khả năng mở rộng hạn chế nếu bạn không có phương pháp để giải quyết vấn đề này. Microservices có thể giúp tách rời các chức năng khác nhau và hoạt động riêng biệt giúp việc quản lý, bảo trì dễ dàng hơn và giảm thiểu rủi ro khi phát triển và triển khai website. 

Bên cạnh đó, sử dụng Microservices giúp bạn có thể tích hợp website của mình với các dịch vụ khác như các hệ thống thanh toán, các dịch vụ quảng cáo hoặc các dịch vụ xử lý dữ liệu thống kê. Việc tích hợp này giúp website của bạn trở nên phong phú hơn và đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dùng hơn

Tóm lại, sử dụng Microservices trong kiến trúc website Jamstack là một lựa chọn tốt để giải quyết những thách thức của việc xây dựng và phát triển các website quy mô lớn với tính linh hoạt, khả năng mở rộng, tính ổn định, hiệu suất, và có thể tích hợp nhiều chức năng.

Ngoài ra, Microservices cũng được sử dụng trong các ứng dụng web đa nền tảng để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của người dùng trên các nền tảng khác nhau.

Thách thức của việc sử dụng Microservices trong website Jamstack

Khó khăn trong việc triển khai và quản lý

Khi sử dụng Microservices, số lượng các ứng dụng và chức năng được sử dụng sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc quản lý và theo dõi sẽ trở nên phức tạp hơn. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể sử dụng các công cụ quản lý microservices như Kubernetes, Docker Swarm hoặc Apache Mesos để quản lý và triển khai các Microservices. Các công cụ này cho phép quản lý dịch vụ, điều phối tài nguyên, tự động khởi động lại các dịch vụ bị lỗi và cung cấp tính sẵn sàng cao cho hệ thống.

Khi sử dụng Microservices, số lượng các ứng dụng và chức năng được sử dụng sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc quản lý và theo dõi các sẽ trở nên phức tạp hơn
Khi sử dụng Microservices việc quản lý và theo dõi sẽ trở nên phức tạp hơn

Đồng bộ hóa và tích hợp các Microservices

Các Microservices trong website Jamstack độc lập với nhau và được phát triển bởi các nhóm khác nhau, do đó việc đồng bộ hóa các Microservices và tích hợp chúng lại để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh và liền mạch có thể gặp khó khăn.

Để giải quyết vấn đề này bạn nên sử dụng một số những công cụ hỗ trợ như:

  1. Sử dụng API Gateway: API Gateway là một lớp trung gian được sử dụng để quản lý và điều phối các yêu cầu giữa các Microservices. API Gateway cho phép các yêu cầu của người dùng được xử lý bởi nhiều Microservices khác nhau, sau đó kết hợp và trả về dữ liệu cho người dùng một cách liền mạch.

  2. Sử dụng công cụ quản lý Microservices: Các công cụ này cũng cung cấp các tính năng tự động hóa cho việc đồng bộ hóa và tích hợp.

  3. Sử dụng giao thức phân tán: Sử dụng các giao thức phân tán như gRPC hoặc RESTful APIs để giúp các Microservices truyền tải dữ liệu cho nhau và hoạt động cùng nhau một cách hiệu quả. Các giao thức phân tán cung cấp các tính năng tiêu chuẩn để gửi và nhận dữ liệu giữa các Microservices và giúp giải quyết vấn đề phụ thuộc giữa các Microservices.

Chi phí phát triển và vận hành

Một thách thức khác khi sử dụng Microservices trong kiến trúc Jamstack là chi phí phát triển và vận hành của hệ thống. Do số lượng Microservices tăng lên và chúng cần phải được phát triển và vận hành độc lập, việc quản lý và duy trì các Microservices có thể trở nên đắt đỏ và phức tạp hơn so với việc quản lý một ứng dụng monolithic truyền thống.

Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng các công cụ quản lý đã được đề cập ở trên để giảm chi phí phát triển và vận hành Microservices. Ngoài ra, việc sử dụng các nền tảng điện toán đám mây và dịch vụ quản lý Microservices của các nhà cung cấp đám mây cũng có thể giúp giảm chi phí vận hành. Các dịch vụ này cung cấp các tính năng quản lý và giám sát tự động, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc vận hành hệ thống.

Một cách khác để hạn chế điều này là bạn phải thiết kế Microservice thật tốt, đảm bảo được phát triển và triển khai đúng cách, giảm thiểu thời gian và chi phí cho việc sửa chữa lỗi và bảo trì hệ thống.

Một số Microservices trong website Jamstack thường được sử dụng phổ biến

Dưới đây là một số microservice phổ biến được sử dụng trong kiến trúc website Jamstack:

  1. Authentication microservice: cung cấp tính năng xác thực và quản lý người dùng.

  2. Payment microservice: xử lý các giao dịch thanh toán và các tính năng liên quan đến thanh toán.

  3. Search microservice: cung cấp chức năng tìm kiếm trên nội dung của trang web.

  4. Notification microservice: quản lý và gửi thông báo cho người dùng, ví dụ như thông báo email hoặc thông báo đẩy.

  5. Analytics microservice: thu thập và phân tích dữ liệu hoạt động của người dùng trên trang web để cải thiện trải nghiệm của họ và tối ưu hóa trang web.

  6. Image processing microservice: xử lý các hình ảnh trên trang web, chẳng hạn như cắt, xoay, nén ảnh,..

  7. Video processing microservice: xử lý các video trên trang web, chẳng hạn như chuyển đổi định dạng, cắt, chèn phụ đề,..

  8. Email microservice: quản lý và gửi email liên quan đến trang web, ví dụ như email xác nhận, email quên mật khẩu,...

  9. Localization microservice: cung cấp tính năng đa ngôn ngữ cho trang web.

  10. SEO microservice: tối ưu hóa SEO của trang web bằng cách tạo ra các siêu dữ liệu, phân tích từ khóa,..

Kết

Tổng kết lại, việc sử dụng kiến trúc Microservices trong website Jamstack mang đến nhiều lợi ích quan trọng như tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng, tăng tính ổn định và hiệu suất và giảm thiểu sự phụ thuộc giữa các thành phần của ứng dụng.

Bên cạnh đó là những thách thức cần được vượt qua như đồng bộ hóa và tích hợp các Microservices, chi phí phát triển và vận hành và cách giải quyết đã được đề cập trong bài viết. Hy vọng những thông tin trên mang đến cho bạn một góc nhìn rõ ràng về việc ứng dụng Microservices cho website Jamstack!

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ecommerce là gì? Lợi ích Jamstack đem lại cho website Ecommerce?
Cùng với sức tăng trưởng chóng mặt của ngành thương mại điện tử này, việc xây dựng một website ecommerce là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Tìm hiểu về tổng quan về thị thường thương mại điện tử và giải pháp để xây dựng một website bán hàng hiệu quả trong bài viết dưới đây.
11 phút đọc
Tăng trải nghiệm người dùng với Single Page Application cho website ecommerce
Lĩnh vực thương mại điện tử đang chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt với sự tham gia của nhiều thương hiệu, do đó việc nâng cao trải nghiệm người dùng trên trang web ecommerce là một yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng, giữ chân và khuyến khích họ mua hàng trên trang web của bạn. Và một trong những cách hiệu quả để làm điều này là sử dụng Single page app (SPA) cho trang web của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về tăng trải nghiệm người dùng với SPA cho website ecommerce.
6 phút đọc
Single Page Application và cách tăng trưởng doanh thu cho website ecommerce
Single page app (SPA) là một ứng dụng web tương tác mà các trang web được tải trong trình duyệt mà không cần phải tải lại trang. Với SPA, trải nghiệm người dùng được cải thiện vì họ có thể tương tác với trang web mà không bị gián đoạn bởi việc tải lại trang. Vì vậy, sử dụng SPA có thể giúp tăng trưởng doanh thu cho website ecommerce rất hiệu quả.
5 phút đọc
Sự khác biệt giữa website thuần tĩnh và website Jamstack
Website Jamstack được biết đến là một kiến trúc website xây dựng chủ yếu bằng các trang tĩnh nhằm mang lại hiệu suất hoạt động cao hơn. Tuy nhiên những trang tĩnh cũng có rất nhiều nhược điểm về tính linh hoạt và khả năng tương tác với người dùng. Vậy website Jamstack có thực sự hoàn toàn tĩnh và chúng có gì khác biệt để khắc phục vấn đề trên.
8 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo