Jamstack ảnh hưởng như thế nào đến web seo?
1. Kiến trúc Jamstack
1.1 Jamstack là gì?
Jamstack là một kiến trúc phát triển web được sử dụng để tạo ra các trang web nhanh, an toàn và dễ bảo trì. Jamstack là viết tắt của các công nghệ được sử dụng trong kiến trúc này bao gồm: JavaScript, APIs và các Markup.
1.2 Cơ chế hoạt động
Thay vì sử dụng máy chủ động để phục vụ các trang web động, Jamstack tạo ra các trang web tĩnh sử dụng công cụ trình tạo trang tĩnh (static site generator) như: Nuxt.js, Next.js, Gatsby... Các trang web này được tạo ra trước (pre-rendering) và được lưu trữ dưới dạng file HTML trên máy chủ web, khi người dùng yêu cầu trang web thì các trang web này được phục vụ ngay lập tức từ các máy chủ CDN (Content Delivery Network).
Sử dụng Jamstack cung cấp cho người dùng một số lợi ích như: tăng tốc độ tải trang, cải thiện bảo mật, tối ưu web SEO và dễ bảo trì hơn. Ngoài ra, việc sử dụng các công nghệ tĩnh trong Jamstack cũng giúp giảm chi phí về quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ và tối ưu hóa chi phí vận hành.
Các trang web Jamstack sử dụng các API để lấy dữ liệu từ các nguồn khác nhau, ví dụ như các dịch vụ lưu trữ dữ liệu như Airtable, các cổng thông tin thanh toán như Stripe hoặc sử dụng để kết nối với cơ sở dữ liệu. Sau đó sử dụng các công nghệ như JavaScript và các framework (bao gồm React, Angular và Vue.js) để hiển thị dữ liệu cho người dùng.
1.3 Mức độ phổ biến của Jamstack hiện nay
Jamstack là một phương pháp xây dựng website ngày càng được ưa chuộng trong cộng đồng lập trình web hiện nay. Năm 2020, hầu hết các công ty khởi nghiệp công nghệ đều đang sử dụng Jamstack, bao gồm cả các công ty lớn như Amazon, Netflix và Spotify. Qua đó chứng minh rằng Jamstack là một phương pháp phát triển website hiệu quả cao.
Theo thống kê từ trang web jamstack.org, hiện có hơn 24.000 website được xây dựng bằng Jamstack trên toàn thế giới. Số lượng này không chỉ cho thấy sự phổ biến của Jamstack mà còn cho thấy nó đang dần trở thành một tiêu chuẩn trong lĩnh vực phát triển web. Ngoài ra, nhiều công cụ và dịch vụ được xây dựng để hỗ trợ cho việc phát triển Jamstack như: Netlify, Vercel, Gatsby, Next.js, và Gridsome.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Jamstack và sự ưu ái của các công ty công nghệ lớn, chắc chắn đây là một phương pháp xây dựng website đầy triển vọng trong tương lai. Cùng đi tìm câu trả lời Jamstack ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả web SEO; qua những phân tích ưu điểm của kiến trúc này nhé.
2. Jamstack ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả web SEO?
Với Jamstack, các trang web được tạo ra với tốc độ nhanh, an toàn và khả năng mở rộng cao, điều này có thể có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả SEO. Dưới đây là cách kiến trúc này có thể tác động đến các chỉ số SEO trên website.
>>> Xem thêm: Thiết Kế Web Chuyên Nghiệp Tphcm - Nâng Tầm Thương Hiệu, Bứt Phá Doanh Số
2.1. Tốc độ tải trang nhanh hơn
Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng đối với hiệu quả SEO. Khi trang web tải chậm, người dùng có thể bỏ qua trang web và tìm kiếm các trang web khác, làm tăng tỉ lệ thoát trang và không được các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá cao khi xếp hạng.
Do đó, khi phát triển bằng Jamstack, các trang web sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn, nâng cao khả năng “lọt" top đầu trên trang kết quả tìm kiếm.
2.2. Tối ưu hóa cho thiết bị di động
Hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động để truy cập internet đang phổ biến hơn bao giờ hết.
Với Jamstack, Headless CMS được sử dụng để quản lý và lưu trữ nội dung. Đây là một công cụ quản lý nội dung mà không có giao diện người dùng, nghĩa là nó chỉ tập trung vào việc lưu trữ dữ liệu và cho phép các ứng dụng khác truy cập và sử dụng nó.
Việc sử dụng công cụ này trong kiến trúc Jamstack có thể giúp các trang web có khả năng tối ưu hóa SEO cho thiết bị di động bởi vì dữ liệu được lưu trữ trong định dạng tương thích với đa thiết bị, cho phép các trang web có thể hiển thị nội dung trên các thiết bị khác nhau một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, kiến trúc này cũng sử dụng một số kỹ thuật phổ biển như: minification (tối ưu hóa mã nguồn), compression (nén dữ liệu) và lazy loading (tải ảnh theo từng phần) để giảm thiểu kích thước tệp và tăng tốc độ tải trang web trên thiết bị di động.
Điều này có thể giúp tăng cường hiệu quả SEO của trang web, bởi vì Google đã cho biết rằng trang web tối ưu hóa cho thiết bị di động sẽ được ưu tiên trong kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động.
2.3. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả web SEO. Với Jamstack, các trang web được tạo ra với nhiều ưu điểm nổi bật như: tốc tải trang nhanh, bảo mật tốt giúp khách hàng cảm thấy hài lòng khi truy cập website, giữ chân họ ở lại lâu hơn. Từ đó, các chỉ số thời gian ở lại trang, hay tỷ lệ thoát trang sẽ được đánh giá tốt, giúp tăng cường hiệu quả SEO cho website.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng Jamstack cho Web SEO
Mặc dù Jamstack có thể có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả SEO của trang web, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều khi sử dụng kiến trúc này.
3.1 Quản lý bộ nhớ đệm
Khi sử dụng các công cụ tĩnh, việc quản lý bộ nhớ đệm sẽ rất quan trọng để đảm bảo trang web của bạn tải nhanh và được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm. Các công cụ như Netlify, Vercel hay Cloudflare Workers có thể giúp quản lý bộ nhớ đệm và tối ưu hiệu suất của trang web.
3.2 Quản lý thời gian tải trang
Thời gian tải trang là khoảng thời gian mà trang web cần để tải và hiển thị toàn bộ nội dung cho người dùng. Với Jamstack, các trang web được tạo ra bằng cách sử dụng các công cụ tĩnh, điều này có thể giảm thiểu thời gian tải trang.
Tuy nhiên, quản lý thời gian tải trang là một vấn đề quan trọng khi tối ưu website Jamstack. Nếu sử dụng quá nhiều tài nguyên để xây dựng trang web, thời gian tải trang có thể tăng lên, gây ảnh hưởng đến hiệu quả SEO của trang web.
3.3 Quản lý tập tin và liên kết
Với Jamstack, tập tin và liên kết có thể được quản lý hiệu quả hơn so với các công nghệ web truyền thống. Tuy nhiên, khi sử dụng Jamstack, cần chú ý đến việc quản lý tập tin và liên kết để tránh tình trạng lỗi 404 hoặc liên kết không đúng.
Cụ thể, các tập tin và liên kết cần được kiểm tra và cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác, đồng thời đảm bảo các internal link được định hướng chính xác và các external link được đặt trong các thẻ "nofollow".
Ngoài ra, các yếu tố cơ bản trong web SEO như: tiêu đề, thẻ meta, từ khoá, nội dung… vẫn cần được quan tâm và tối ưu để website có thể đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
4. Kết luận
Jamstack là một phương pháp tiên tiến trong việc xây dựng các trang web tĩnh, giúp tối ưu SEO hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng Jamstack, cần lưu ý một số vấn đề như quản lý bộ nhớ đệm, quản lý lượng tài nguyên sử dụng và quản lý tập tin, liên kết. Hy vọng những thông tin trên mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, cũng như giúp bạn giải đáp Jamstack ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả web SEO rồi nhé.