Các bước thiết kế website bán hàng: Quy trình 10 bước thiết kế
Việc sở hữu một website bán hàng không chỉ đơn thuần là cung cấp một nền tảng để giao dịch trực tuyến mà còn là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và nâng cao lòng tin từ khách hàng. Đối với chủ doanh nghiệp, một website hiệu quả chính là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh mới. Tuy nhiên, việc thiết kế một website bán hàng không hề đơn giản mà đòi hỏi quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện kỹ lưỡng qua nhiều bước cụ thể.
Trong bài viết dưới đây, JAMstack Vietnam sẽ cung cấp thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các bước thiết kế website bán hàng để đạt được hiệu quả cao nhất.
1. Trước khi thiết kế
- Nghiên cứu người dùng và thị trường
Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, họ có nhu cầu gì và hành vi mua sắm của họ như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một nền tảng phù hợp với mong đợi của người dùng. Ngoài ra, việc phân tích đối thủ cạnh tranh là điều cần thiết để nhận biết được những điểm mạnh và yếu của họ, từ đó bạn có thể đưa ra chiến lược phù hợp. Không chỉ vậy, theo dõi xu hướng thiết kế web mới nhất cũng là một cách giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng.
- Xác định phạm vi và mục tiêu của dự án
Doanh nghiệp cần xác định rõ phạm vi và mục tiêu của dự án. Điều này sẽ giúp định hướng các chức năng, tính năng của trang web và cách thiết kế giao diện phù hợp. Mục tiêu của bạn là tăng doanh số, cải thiện dịch vụ khách hàng hay tăng nhận diện thương hiệu? Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến cách bạn xây dựng các bước thiết kế website bán hàng. Đặt ra mốc thời gian rõ ràng cho từng giai đoạn của dự án sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt quá trình phát triển và tránh lãng phí tài nguyên.
2. Các bước thiết kế và sáng tạo
- Lên kế hoạch cho cấu trúc và kiến trúc trang web của bạn
Một cấu trúc trang web rõ ràng và logic giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin và điều hướng qua các trang khác nhau. Doanh nghiệp cần xây dựng khung lưới (wireframe) để phác thảo vị trí của các yếu tố nội dung, đồng thời thiết kế mẫu (mockup) để mô phỏng giao diện cuối cùng của website. Điều này giúp đảm bảo rằng các bước thiết kế website bán hàng không chỉ đẹp mắt mà còn dễ sử dụng.
- Tạo hoặc phát triển trang web của bạn
Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể chọn sử dụng các trình xây dựng website phổ biến hoặc phát triển trang web từ đầu. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo các bước thiết kế website bán hàng hoạt động tốt, nhanh chóng và không gặp lỗi.
- Lên kế hoạch cho một trang web thân thiện với thiết bị di động
Với xu hướng sử dụng di động ngày càng tăng, một website bán hàng hiện đại không thể thiếu khả năng tương thích với các thiết bị di động. Trang web cần được thiết kế để phản hồi linh hoạt với mọi kích thước màn hình. Điều này không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn góp phần tối ưu hóa SEO, giúp website của bạn dễ dàng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
- Tạo chiến lược nội dung cho trang web của bạn
Nội dung là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của website bán hàng. Một chiến lược nội dung hiệu quả không chỉ giúp truyền tải thông tin đến khách hàng mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Để làm được điều này, bạn cần xác định rõ thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm, lập kế hoạch cho các loại nội dung như blog, video, hình ảnh và đảm bảo chúng được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO).
- Tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO không chỉ giúp website xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm mà còn gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới. Để tối ưu hóa SEO, doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu các yếu tố trên trang như tiêu đề, mô tả meta và đảm bảo nội dung của bạn có giá trị thực tiễn đối với người dùng. Đây là một phần không thể thiếu trong cách thiết kế website bán hàng.
3. Các bước sau khi tạo
- Chọn công cụ theo dõi hiệu suất trang web của bạn
Sau khi website hoạt động, việc theo dõi hiệu suất là điều cần thiết để hiểu rõ mức độ thành công của nó. Các công cụ như Google Analytics giúp bạn thu thập dữ liệu về hành vi người dùng, tỷ lệ thoát, thời gian truy cập và các chỉ số quan trọng khác. Dựa vào những số liệu này, bạn có thể tối ưu hóa các yếu tố chưa hoàn thiện để nâng cao trải nghiệm người dùng.
- Hoàn thiện số liệu theo dõi và báo cáo hiệu suất của bạn
Phân tích và báo cáo số liệu là công việc không thể bỏ qua sau khi website đi vào hoạt động. Các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, tốc độ tải trang và tỷ lệ thoát sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của website và điều chỉnh chiến lược kinh doanh khi cần thiết. Đây là cách giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
- Tính đến việc bảo trì và cập nhật trang web
Từ việc kiểm tra và sửa chữa các liên kết hỏng, cập nhật nội dung cho đến việc thêm các tính năng mới, tất cả đều là những công việc cần thiết để website của doanh nghiệp luôn hoạt động tốt và thu hút khách hàng. Điều này là bước không thể thiếu khi xây dựng website bán hàng hoàn chỉnh.
Để sở hữu website bán hàng chất lượng, hiệu quả thì doanh nghiệp cần có đủ nguồn lực và kinh nghiệm chuyên môn trong thiết kế web. Nếu không sở hữu những yếu tố trên, doanh nghiệp có thể tìm kiếm một đơn vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp, uy tín.
JAMstack Vietnam với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, khả năng thực chiến hàng đầu cùng giải pháp thiết kế website cao cấp ứng dụng công nghệ hiện đại là Jamstack và Single Page Application, chúng tôi cam kết giúp doanh nghiệp sở hữu website bán hàng chất lượng, đạt chuẩn, bứt phá doanh thu hiệu quả và mang lại giá trị phát triển bền vững trong tương lai.
4. Kết luận
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước thiết kế website bán hàng chuẩn chỉnh, chuyên nghiệp. Với sự kết hợp giữa nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch chiến lược và bảo trì liên tục, doanh nghiệp sẽ sở hữu trang web hiệu quả, thân thiện với người dùng và tối ưu hóa doanh số, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Hãy liên hệ với JAMstack Vietnam để nhận tư vấn 1:1 với chuyên gia!