facebook pixel

Con đường phát triển sự nghiệp cho UX/UI Designer

10 phút đọc
Con đường phát triển sự nghiệp cho UX/UI Designer

UX/UI design là một ngành mới xuất hiện tại Việt Nam và đang ngày càng bùng nổ. Ở nhiều quốc gia, công việc UX/UI Design có mức lương hơi cao hơn các ngành khác. Vì vậy, nhiều các bạn trẻ muốn trở thành UX/UI Design hoặc chuyển hướng sang làm công việc này. Trong bài viết, JAMstack Vietnam sẽ thảo luận kĩ hơn về các vị trí, bảng chi tiết công việc, mức lương và định hướng phát triển con đường sự nghiệp UX/UI Design. 

I. Các vị trí công việc trong ngành UX/UI design

Khi nhắc tới UX/UI design, nhiều người chỉ nhấn mạnh vào phần thiết kế. Trên thực tế, các nhà tuyển dụng trên thế giới nhấn mạnh phần UX design - một lĩnh vực lớn bao hàm UX/UI designer và nhiều vị trí khác nhau như Visual Designer, Motion Designer, Interaction Designer và UX Researcher. 

Các vị trí công việc trong ngành UX/UI design
Trong ngành UX/UI design có bao nhiêu vị trí công việc?

Mặc dù tại Việt Nam, đây là một lĩnh vực mới và các nhân sự thường đảm nhiệm công việc của các vị trí trên, nhưng JAMstack Vietnam tin rằng, các vị trí sẽ dần được phân biệt rõ ràng hơn trong tương lai. Dưới đây là chi tiết vai trò và trách nhiệm của từng chức danh.

1. UX Designer

UX Designer là vị trí phổ biến nhất trên thị trường lao động ngành UX. Trong công ty, UX Designer là một cá nhân có thể nắm bắt được tư duy người dùng và tạo ra thiết kế dựa trên nhu cầu của họ. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của UX Designer đó là thiết lập user flow logic dựa trên khía cạnh cảm xúc và thái độ người dùng khi sử dụng sản phẩm.

UX Designer sẽ thực hiện các công việc:

  • Nghiên cứu về để hiểu thêm về nhu cầu, mong muốn của người dùng và khảo sát thị trường để có thể tạo ra sản phẩm nổi bật, mang lại trải nghiệm khách hàng vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh.

  • Tạo ra prototypes (phiên bản thử nghiệm) và kiểm nghiệm sản phẩm.

2. UI Designer

Nếu UX Designer cần quan tâm trải nghiệm người dùng từ A - Z thì UI Designer cần quan tâm đến input - phương thức tương tác của người dùng (cảm ứng, bàn phím, chuột,...) hoặc output (âm thanh, hình ảnh, giao diện). Nhiệm vụ của UI Designer là thiết kế giao diện sao cho dễ hiểu và dễ sử dụng. 

UI Designer sẽ thực hiện các công việc:

  • UI prototyping;

  • Xây dựng site/app và hệ thống điều hướng;

  • Thực hiện thử nghiệm trên người dùng để đánh giá mức độ dễ sử dụng;

  • Hiểu và triển khai user flow;

  • Thiết lập system shortcuts;

  • Thiết kế giao diện cho website;

  • Chuyển hoá hướng dẫn của UX Designer ra bản thiết kế bằng cách lựa chọn các elements trong thiết kế phù hợp;

Sự khác nhau giữa UX và UI

Ví dụ được lấy để minh hoạ sự khác nhau giữa UX và UI là ứng dụng đặt xe Grab. UX Designer sẽ là người thiết kế user flow đảm bảo hiệu suất. Trong quá trình thiết kế, họ phải tìm ra giải pháp tối ưu để người dùng có trải nghiệm hài lòng nhất, từ lúc mở ứng dụng để đặt chuyến xe đến khi xuống xe. Thậm chí, sau chuyến xe, UX Designer cũng cần tối ưu hoá trải nghiệm thông qua phần review, bình luận để tạo sự tương tác với người dùng.

UI Designer phụ trách thiết kế những phần như giao diện chào mừng, đặt xe, thanh toán,... Họ thiết kế những CTA, buttons, font chữ, typography, các icons, elements thiết kế bám sát theo brand guideline (bộ hướng dẫn về quy định thương hiệu) của Grab. 

3. Visual Designer

Mục tiêu của Visual Designer là tăng tính thẩm mỹ cho bản thiết kế. Họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cho việc người dùng tương tác với giao diện thế nào. Họ chỉ cần quan tâm đến những yếu tố thỏa mãn phần thị giác như typography, màu sắc, đồ hoạ, effects và layout.

Visual Designer thực hiện các công việc:

  • Tạo dựng moodboards.

  • Tạo ra bản thảo pixels.

  • Vận dụng nhuần nhuyễn icons, visual elements để tạo nên bản thiết kế mãn nhãn.

4. Motion Designer

Animation (hoạt ảnh) là một phần quan trọng của website, tạo sự thích thú và tăng trải nghiệm cho người dùng. Tìm ra các hiệu ứng động phù hợp với bản thiết kế chính là công việc của Motion Designer.

Cụ thể, họ cần thực hiện các công việc:

  • Xây dựng motion propotypes.

  • Tạo motion graphics, animation và yếu tố chuyển động khác.

  • Kiểm tra các animation, đảm bảo chúng hoạt động một cách suôn sẻ.

5. Interaction Designer

Interaction Designer sẽ tập trung vào sự tương tác giữa người dùng và giao diện của website/ app, ví dụ như sự chuyển tiếp giữa các trang, cách xuất hiện của thanh menu hay sự thay đổi của button khi người dùng tương tác. Chức danh này chỉ xuất hiện ở các tổ chức/ công ty lớn với các dự án phức tạp.

Interaction Design sẽ thực hiện các công việc:

  • Tạo ra prototype tương tác người dùng.

  • Hiểu và phân tích về sự tương tác của người dùng với sản phẩm.

  • Chịu trách nhiệm thiết kế các yếu tố khi người dùng tương tác như kéo, click, thả hoặc vuốt.

6. UX Researcher

UX Researcher cần phải hiểu toàn bộ về nhu cầu và mong muốn của người dùng. Họ sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về hành vi người dùng web/app để cho ra những insight khách hàng hữu ích. Những kết luận có được từ nghiên cứu của UX Researcher sẽ được trình bày cho team thiết kế để đưa ra quyết định thiết kế trang web như thế nào. Vị trí UX Researcher hiện tại còn mới ở thị trường Việt Nam, và chỉ xuất hiện ở những tổ chức lớn. 

UX Researcher thực hiện các công việc:

  • Thực hiện nghiên cứu, khảo sát hoặc bảng câu hỏi;

  • Phân tích đối thủ;

  • Tạo hành trình người dùng (user journey);

  • Thực hiện kiểm tra tính khả dụng của thiết kế.

II. Lộ trình phát triển sự nghiệp của UX/UI Designer

Có hai con đường chính để phát triển sự nghiệp cho các UX/UI designer Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: trở thành chuyên gia và trở thành quản lý. Tùy thuộc vào định hướng của bản thân, bạn có thể lựa chọn một trong hai, hoặc chọn phát triển con đường thứ nhất trước rồi hướng đến vị trí quản lý trong tương lai. 

Lộ trình phát triển sự nghiệp của UX/UI Designer
Lộ trình phát triển sự nghiệp của UX/UI Designer

1. Phát triển nghiệp vụ chuyên môn

UX/UI designer không chỉ đơn thuần phát triển về khả năng thiết kế, kỹ năng nghiên cứu người dùng,... Bạn có thể mở rộng năng lực trong các lĩnh vực liên quan như Graphics User Interface, Product Design hoặc Web Development. 

Graphics User Interface: Vị trí này đang nổi lên trong thị trường lao động Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu, cá nhân cần có kinh nghiệm ở các mảng Interaction Design, Human Computer Interaction, Visual Design, khả năng sử dụng tốt phần mềm như Figma, Photoshop, Sketch, Illustrator, UXPin, QuartZ. Không thể thiếu đó là kiến thức về ngôn ngữ lập trình cơ bản. Bạn nên đọc thêm về thiết kế giao diện cho điện thoại, smartwatch - một xu hướng của UX Design hiện nay.

Product Design: Ở trình độ của Product Designer, các thiết kế cần có hệ thống và có logic hơn. Vì vậy, bạn cần cần tăng cường tư duy logic, phản biện và giải quyết vấn đề. Nếu chịu khó trau dồi, học hỏi, bạn có thể trở thành chuyên gia phát triển giao diện game/ app. Ngoài ra, bạn nên bổ trợ thêm về kiến thức lập trình, ít nhất là Front-end Development như HTML, CSS, JS.

Web Development: Sau một thời gian, bạn có thể nghiêng về hướng công nghệ để trở thành lập trình viên chuyên nghiệp. Khi chuyển từ làm Designer sang Developer, bạn sẽ nhận được mức thu nhập và phúc lợi tốt hơn và khám phá nhiều điều thú vị của các ngôn ngữ lập trình. Ngoài kiến thức Front-end, hãy cân nhắc học thêm một số ngôn ngữ lập trình như Python, PHP, Ruby,...để trở thành Full-stack Developer. 

2. Phát triển kỹ năng quản lý

Nếu bạn cảm thấy bản thân giỏi quản lý và thích lãnh đạo đội nhóm, lộ trình phát triển thành một nhà quản lý sẽ phù hợp với bạn. Bạn sẽ phát triển từ UX Designer thành UX Manager và vị trí cao nhất là UX Director. 

Với lộ trình này, bạn sẽ tham gia với vai trò mang tính định hướng kinh doanh và được tham gia vào công việc tuyển dụng, phân bố nguồn lực và thúc đẩy đội nhóm. Con đường phát triển sự nghiệp UX/UI design này yêu cầu kỹ năng lãnh đạo bẩm sinh, khả năng giao tiếp tốt và kĩ năng đàm phán ở mức cao. Việc luyện tập và trải nghiệm cũng đem lại kết quả tích cực nên đừng nản lòng khi mới bắt đầu.

III. Thu nhập của UX/UI Designer

Ở Mỹ, mức lương theo năm của UX/UI Designer ở mid-level tầm khoảng $52,000 (gần 1,2 tỷ đồng). Tương tự, ở Anh sẽ mức lương sẽ rơi vào khoảng $46,000 (1 tỷ đồng) một năm. 

 

Thu nhập của UX/UI Designer
Thu nhập của UX/UI Designer

Ở Việt Nam, mức lương trung bình của UX/UI Designer ở level có kinh nghiệm tại Việt Nam tầm khoảng $1000 - $1200 (22- 27 triệu đồng/ tháng). Ở mức Entry level UX/UI Design, thu nhập của bạn cũng đã trên dưới $600/ tháng (khoảng 13 triệu đồng/ tháng). Mức thu nhập này khá cao so với mặt bằng chung các công việc tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ bạn hoàn toàn có thể có nguồn thu nhập tốt với công việc UX/UI Design.

Mức thu nhập khá ổn định và hấp dẫn với thị trường Việt Nam, nhưng UX/UI Designer có khối lượng công việc lớn, đòi hỏi nhân sự phải sở hữu khả năng sáng tạo tốt, có nhiều kĩ năng, kiến thức và am hiểu rất nhiều công cụ. Nếu bạn không thể thích nghi nắm bắt xu hướng thiết kế nhanh chóng, bạn có rất có thể bị đào thải.

Chi phí để trở thành UX/UI designer cũng là một vấn đề cần cân nhắc. Bạn cần đầu tư khá nhiều cho thiết bị làm việc, công cụ, các khóa học chuyên sâu, và quan trọng hơn, là thời gian và nỗ lực của bản thân. 

Nếu bạn thực sự có khát vọng và hướng đến thành công, hãy tăng cường thời gian tự học để cập nhật kiến thức mới nhất của ngành. Tại JAMstack Vietnam, bạn có thể tìm được nguồn tài liệu UX/UI miễn phí cập nhật mới nhất, hỗ trợ cho sự phát triển của bạn, như 34 Tips tối ưu thiết kế giao diện chứa đựng những kiến thức thiết kế bổ ích.

Kết

UX/UI Designer là công việc có tiềm năng phát triển mạnh tại Việt Nam và mang lại nguồn thu nhập cao. Con đường phát triển sự nghiệp của UX/UI designer cũng đa dạng và mở ra nhiều cơ hội trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu công việc này thông qua tự học, thực tập tại các công ty và đừng quên cởi mở và vui vẻ với những phản hồi từ đồng nghiệp hay người dùng. JAMstack Việt Nam chúc bạn thành công và có nhiều thăng tiến trong sự nghiệp nhé!

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chi phí thiết kế website chuyên nghiệp trị giá bao nhiêu? 5 yếu tố quyết định chi phí của một website
Chi phí thiết kế website bao nhiêu? Thiết kế website có đắt không? Căn cứ nào để đánh giá website đắt hay rẻ? Bài viết này sẽ giải đáp về 5 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí thiết kế website, các loại website thường gặp và sự khác nhau giữa website vài triệu và website vài chục triệu là như thế nào?
17 phút đọc
Tổng quan về Technical SEO
Một website tối ưu SEO cần bao gồm 2 phần là Technical SEO và SEO nội dung. Trong bài đăng này, JAMstack Vietnam đưa một số lời khuyên và cách áp dụng Technical SEO hiệu quả trên website của bạn. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây, nếu bạn là một SEOer, một lập trình viên hay chủ doanh nghiệp cần thực hiện SEO trên website của mình.
11 phút đọc
Conversion Rate - 10 Sai Lầm Khiến Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Ecommerce Kém
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing. Nếu bạn không thể khiến khách hàng thực hiện hành động thì mọi nỗ lực xây dựng website, quảng cáo sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy làm cách nào để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Conversion rate và các cách tối ưu chúng một cách hiệu quả.
13 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo