facebook pixel

Thanh Hamburger menu là gì? Khi nào thì nên sử dụng?

8 phút đọc
Thanh Hamburger menu là gì? Khi nào thì nên sử dụng?

Khi lướt website, người dùng thường thấy icon ba thanh ngang ở góc trên trái hoặc phải màn hình. Đây chính là thanh Hamburger menu trong thiết kế UX/UI dùng để “đóng gói” các lựa chọn điều hướng.

Thanh hamburger menu đem lại những lợi ích gì cho website?
Thanh hamburger menu với nhiều tầng, nhiều lớp khác nhau

Một số Designer cho rằng việc dùng Hamburger menu rất tiện lợi, nhưng cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng yếu tố này dễ gây hoang mang cho người dùng. Trong bài viết này, bên cạnh việc giải thích Hamburger menu là gì, JAMstack Vietnam cũng sẽ phân tích những lợi ích/ bất cập của yếu tố này, đưa ra lời khuyên thiết kế cũng như lưu ý khi sử dụng.

Thanh Hamburger menu là gì?

Norm Cox - nhà thiết kế tương tác người Mỹ lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Hamburger menu” vào năm 1981. Từ đó đến nay, yếu tố này được xem như thanh menu rút gọn.

Trước năm 2009, Hamburger menu chỉ là yếu tố giao diện phụ, cho đến khi “sự trỗi dậy” của điện thoại thông minh khiến ngày càng nhiều người dùng sử dụng app và lướt website trên điện thoại. Nhờ vậy, Hamburger menu ngày càng khẳng định được vị thế.

Vào giai đoạn đó, Facebook là đơn vị tiên phong ứng dụng Hamburger menu cho phiên bản điện thoại. Ngay sau đó, một số web/app cũng bắt đầu lưu ý và cân nhắc sử dụng yếu tố này cho bản Responsive Design. Ngày nay, Hamburger menu càng được phổ biến rộng rãi và được thêm vào bộ kit giao diện UI có sẵn để Designer tiện sử dụng.

Ưu - nhược điểm của thanh Hamburger menu

Ưu điểm

Đầu tiên, JAMstack Vietnam đề cập đến lợi ích mà  Hamburger menu mang lại. 

  • Layout rõ ràng hơn: Hamburger menu giúp tiết kiệm không gian và hướng sự chú ý người dùng đến các nội dung quan trọng khác. Yếu tố này đặc biệt hữu dụng với những website ngành sáng tạo, ưu tiên hình ảnh hơn là hiển thị quá nhiều chữ.

  • Dễ dàng nhận diện: Dù đa số người dùng không biết chính xác thuật ngữ “Hamburger menu” nhưng họ vẫn ngầm hiểu rằng khi bấm vào icon này sẽ hiển thị toàn bộ lựa chọn.

Nhược điểm

Tuy Hamburger menu mang lại những lợi ích thiết thực, song, yếu tố này cũng tồn tại những mặt bất cập mà Designer cần cân nhắc trước khi triển khai thực hiện.

  • Người dùng ít gắn kết: Việc ẩn đi tuỳ chọn đồng nghĩa rằng người dùng sẽ không nhận biết chúng ngay khi truy cập website. Tương tự câu ngạn ngữ “Xa mặt cách lòng”, khi người dùng ít tương tác, tiếp xúc với các tuỳ chọn thì họ cũng có khuynh hướng bớt gắn kết với nội dung.

  • Không có lợi cho việc đọc lướt: Người dùng dễ bỏ qua Hamburger khi họ lướt nhanh qua website.

  • Người dùng phải click nhiều hơn: Người dùng sẽ mất nhiều công sức hơn khi click vào Hamburger menu, sau đó lại phải tìm tuỳ chọn họ mong muốn. 

Lưu ý khi sử dụng thanh Hamburger menu

Khi nào nên sử dụng Hamburger menu?

Yếu tố điều hướng thứ cấp, ít quan trọng có thể được tích hợp trong Hamburger menu. Việc ẩn đi những nội dung ít thiết yếu bằng Hamburger menu sẽ giúp website có thêm diện tích cho hình ảnh, nội dung khác, hoặc đơn giản, tránh làm rối mắt người dùng. Ngoài ra, Designer có thể sử dụng cho phiên bản tương thích điện thoại, khi các danh mục thuộc thanh menu không thể hiển thị hết trên một hàng ngang.

Khi nào không nên sử dụng Hamburger menu?

Hamburger menu không nên dùng ở những website có nhiều yếu tố tương tác để cắt giảm cú click người dùng cần thực hiện. Việc click chuột quá nhiều dễ làm người dùng mất động lực và thoát trang.

Ngoài ra, với yếu tố điều hướng chính và những nội dung quan trọng, việc hiển thị toàn bộ thanh menu sẽ lý tưởng hơn dùng Hamburger menu.

Thực hành thiết kế thanh Hamburger menu

Nên đặt Hamburger menu ở góc trái hay phải?

Khi bạn thiết kế website, góc trên trái là vị trí lý tưởng. Đặc biệt ở những website của người phương Tây, Hamburger menu được thiết kế ở góc trên trái dựa trên hành vi đọc lướt chữ F từ trái qua phải. Như vậy, khi vừa truy cập vào website, người dùng sẽ thấy Hamburger menu ngay.

Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng góc bên trái để đặt logo thương hiệu, như vậy, Hamburger menu sẽ được chuyển sang góc trên phải. Hơn nữa, người dùng thường dùng tay phải để lướt điện thoại, đặt Hamburger menu ở bên phải sẽ thuận tiện hơn. Vị trí góc trên trái là sẽ càng bất tiện cho người dùng khi màn hình điện thoại quá to.

Ứng dụng Floating Hamburger menu

Floating Hamburger menu là kỹ thuật ghim icon cố định trên màn hình và không đổi khi người dùng cuộn trang để người dùng có thể mở ra các tuỳ chọn bất kì lúc nào xuyên suốt quá trình trải nghiệm web/app.

Tuy nhiên, nếu có chức năng “Quay lên đầu trang”, Floating Hamburger menu nên được cắt giảm để tránh làm người dùng rối hoặc xao nhãng.

Dùng Hamburger menu song song với thanh menu hàng ngang 

Để tránh những bất cập, Designer có thể giữ nguyên một số danh mục quan trọng trên thanh menu và thêm Hamburger menu ở cùng hàng dành cho phần mở rộng. Đây là một cách thiết kế vừa tiết kiệm diện tích giao diện cho nhưng vẫn đảm bảo người dùng có thể truy cập các danh mục cốt yếu nhanh chóng. Một ví dụ của Fairfax County Public Schools cho thấy việc kết hợp hai hình thức trình bày tuỳ chọn sẽ mang lại hiệu quả.

Dùng Hamburger menu song song với thanh menu hàng ngang
Hamburger song song với thanh menu giúp người dùng dễ dàng thao tác

Thiết kế thanh Hamburger menu trên điện thoại

Do đặc thù điện thoại gặp trở ngại về kích thước, Designer cần lưu ý quy tắc nhất định khi thiết kế menu dạng Hamburger trên điện thoại

Ưu tiên đích đến và sự phân cấp điều hướng

Bạn nên sử dụng menu dạng Hamburger nếu kiến trúc thông tin website được chia thành nhiều cấp độ điều hướng (thường là nhiều hơn 3). Ngược lại, nếu website của có ít cấp độ điều hướng, các danh mục nên được hiển thị toàn bộ.

Thứ tự danh mục dựa trên mức độ quan trọng

Trong menu dạng Hamburger, các lựa chọn đều được hiển thị trên cùng một hàng dọc. Dựa vào hành vi đọc lướt của người dùng, những lựa chọn được sắp xếp dựa trên mức độ quan trọng của nội dung.

Dùng Hamburger menu có yếu tố điều hướng thứ cấp

Hamburger menu lý tưởng khi sử dụng yếu tố điều hướng thứ cấp. Trong ví dụ app Uber, yếu tố điều hướng thứ cấp được tích hợp trong menu dạng Hamburger là phần thanh toán, điểm thưởng,...

Dùng Hamburger menu có yếu tố điều hướng thứ cấp
Minh họa thanh menu thứ cấp trên app Uber

Kết

Nếu vẫn đang băn khoăn có nên sử dụng thanh Hamburger menu không, bạn nên cân nhắc lợi ích và giá trị yếu tố này mang lại cho người dùng và đặt ra những câu hỏi: “Hamburger menu có giúp việc điều hướng trở nên dễ dàng hơn hay không?”. Bên cạnh đó, việc khảo sát trên người dùng cũng quan trọng không kém. Hãy để người dùng trải nghiệm hai phiên bản khác nhau: một có menu dạng Hamburger và một là thanh menu hiển thị toàn bộ để phân tích phản ứng người dùng với yếu tố này.

JAMstack Vietnam xin cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Chúng tôi hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích về cách tạo ra những trải nghiệm người dùng tuyệt vời với thanh hamburger menu. Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác thiết kế website chuyên nghiệp, hiện đại, tốc độ tải trang dưới 1s và bảo mật cao. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, đội ngũ chuyên gia về thiết kế website sẽ nhanh chóng gọi lại và tư vấn giải pháp dành cho bạn.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
18 tips thiết kế giao diện người dùng
Những lỗi cơ bản trong thiết kế giao diện người dùng điện thoại mà các designer thường mắc phải và cách khắc phục hiệu quả để giao diện được tối ưu hơn đối người dùng về các yếu tố như phông chữ, văn bản, biểu tượng và các yêu tố quan trọng khác.
12 phút đọc
34 tips tối ưu thiết kế giao diện website/app cơ bản và hiệu quả (P1)
Khi thiết kế giao diện website/app, các UX/UI designer nhất định phải chú ý áp dụng các nguyên tắc cơ bản vì chúng chính là những cơ sở để mang lại hiệu quả cho thiết kế có thể áp dụng vào thiết thế của mình mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, tạo ấn tượng với khách truy cập về doanh nghiệp.
10 phút đọc
34 tips tối ưu thiết kế giao diện website/app cơ bản và hiệu quả (P2)
Phần tiếp theo của bài viết 34 tips thiết kế giao diện website/app cơ bản và hiệu quả. Bài viết sẽ đưa ra nhiều nguyên tắc thiết kế để tối ưu website và app bạn cần lưu ý để áp dụng vào thiết thế của mình mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, tạo ấn tượng với khách truy cập về doanh nghiệp.
9 phút đọc
Những thuật ngữ phổ biến trong thiết kế UX/UI: Yếu tố điều hướng giao diện (P1)
Navigation - Điều hướng là gì? 8 thuật ngữ cơ bản trong hệ thống điều hướng mà bất kỳ UX/UI Designer nào cũng cần hiểu rõ để xây dựng một website được tối ưu mang lại trải nghiệm tốt hơn dành cho người dùng. Đặc biệt, cách vận dụng các yếu tố điều hướng ảnh hưởng đáng kể đến tính khả dụng.
9 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.