facebook pixel

Top 5 các loại website phổ biến thường gặp

8 phút đọc
Top 5 các loại website phổ biến thường gặp

Các loại  khác nhau đòi hỏi một phong cách thiết kế web độc đáo dành riêng cho nó: trang web thương mại điện tử có thiết kế riêng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, các doanh nghiệp nhỏ cần trang web để giới thiệu doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu online, các nhà thiết kế và nghệ nhân dùng các trang portfolio để giới thiệu tác phẩm của họ, thu hút khách hàng, blog là nơi các cá nhân và doanh nghiệp chia sẻ thông tin đến khách gàng,... Hãy xem qua và khám phá chi tiết về top 5 các loại website thường gặp sau đây.

1. Trang web thương mại điện tử - e-commerce

Đứng đầu và phổ biến nhất trong top các loại website chính là trang web thương mại điện tử. Các trang web thương mại điện tử là nơi người dùng mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến, ví dụ: Amazon, Bestbuy, Shopee... Khách hàng mua hàng thông qua các thiết bị điện tử và Internet bằng cách thêm hàng vào giỏ hàng online và có nhiều hình thức thanh toán như: bằng thẻ tín dụng, một số dịch vụ thanh toán như PayPal hoặc nền tảng thương mại điện tử như Shopify.

Website thương mại điện tử được xem là một trong những website phổ biến nhất hiện tại
E-commerce là 1 trong 5 các loại website thường gặp nhẩt.

Các loại thiết kế trang web khác nhau yêu cầu các yếu tố khác nhau. Khi xây dựng trang web thương mại điện tử, bạn sẽ cần mục giỏ hàng cho phép người dùng thêm và xóa sản phẩm trong đó, bạn có thể điều chỉnh giá, tạo ưu đãi và thiết lập chiết khấu.

Khi bạn lên ý tưởng thiết kế các loại website thương mại điện tử, hãy tưởng tượng khách truy cập sẽ tương tác với trang web của bạn như thế nào. Trang web nên được tối ưu UX/UI để giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng tìm thấy những gì họ muốn chỉ sau những thao tác đơn giản. Bạn có thể tạo trải nghiệm mua sắm hợp lý bằng cách chia các sản phẩm thành các danh mục mà khách truy cập có thể lọc và tìm kiếm.

Đây cũng là website đòi hỏi nhiều hình ảnh nhất trong 5 loại website thường gặp. Cho nên đừng quên đầu tư hình ảnh cho sản phẩm. Đối với các trang web thương mại điện tử, hình ảnh đóng vai trò quan trọng cho doanh số bán hàng.

Sử dụng hình ảnh chất lượng cao để đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu và giới thiệu các deals hấp dẫn trên trang chủ một cách bắt mắt nhất có thể. Chúng ta cũng có thể khuyến khích những khách hàng trước đây chia sẻ suy nghĩ của họ về dịch vụ/ sản phẩm như một dạng review.

>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Cách Tối Ưu Hóa Hình Ảnh Cho Website.

2. Trang web cá nhân

Trang web cá nhân dành cho những ai muốn trình bày ý kiến, quan điểm ​​của mình hoặc thiết lập thương hiệu cá nhân. Hầu hết các trang web cá nhân đều khá đơn giản gồm các yếu tố chính là hình ảnh và văn bản. Vì các trang web cá nhân dùng để chia sẻ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp nên thường không yêu cầu phải dùng nhiều công cụ thu hút khách hàng tiềm năng hoặc tối ưu SEO.

>>> Đọc thêm: SEO Có Những Thay Đổi Gì Trong Năm 2023?

Tuy nhiên, nếu bạn có dự định sử dụng trang web của riêng mình để quảng bá hình ảnh bản thân một cách chuyên nghiệp thì việc tối ưu hóa content để xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm sẽ là một lợi thế.

2.1 Các tips khi thiết kế các loại website cá nhân

Đối với các loại website này, các yếu tố thiết kế thực sự phụ thuộc vào mục đích của trang web. Bạn dùng nó chia sẻ với bạn bè và gia đình chỉ để giải trí hay bạn đang nỗ lực xây dựng thương hiệu trên Internet? Nếu là lựa chọn thứ hai thì bạn nên tạo ra một giao diện độc đáo dễ nhận biết cho thương hiệu cá nhân của mình.

Tiếp theo, hãy quyết định xem bạn sẽ bán dịch vụ/ sản phẩm ngay chính trên trang web của mình hay sử dụng nó như một trang web đại diện cho danh tính của bạn. Nếu là để bán hàng, bạn nên xây dựng các landingpage với các gói dịch vụ/ sản phẩm khác nhau.

Còn đối với trang giới thiệu bản thân, bạn chỉ cần thêm thông tin liên hệ của mình và khuyến khích các khách hàng tiềm năng liên hệ. Bạn có thể thường xuyên cập nhật trang web của mình bằng cách chia sẻ suy nghĩ của bạn về lĩnh vực chuyên môn hoặc chia sẻ cuộc sống của bạn thông qua các bài đăng trên blog.

3. Trang web Portfolio

Tương tự như một trang web cá nhân, nhưng loại trang web này là để giới thiệu công việc chuyên môn của bạn với mục tiêu giành được khách hàng. Trang web portfolio là một dạng canvas dành cho dân thiết kế, nhà văn, người dựng phim, nghệ sĩ và các chuyên gia sáng tạo khác với mục đính chính làm nổi bật các kỹ năng và dịch vụ cụ thể mà các freelancers này cung cấp.

Trang web Portfolio giúp giới thiệu dịch vụ cá nhân đến khách hàng
Khách hàng dễ dàng nhận biết dịch vụ mà bạn đang cung cấp

3.1 Tips khi thiết kế các loại website portfolio

Thông thường, các trang web portfolio sẽ có một vài tính năng độc đáo để giới thiệu tác phẩm của mình như trình chiếu, galleries hoặc hoạt ảnh portfolio. Bạn cũng có thể đăng tải video tùy thuộc vào cách bạn muốn hiển thị tác phẩm của mình. Nên chia các dự án thành các danh mục theo chủ đề để khách hàng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần và lồng ghép câu chuyện đằng sau mỗi tác phẩm.

Quan trọng, hãy check kỹ với những khách hàng trước đây đã mua tác phẩm của bạn nếu như bạn muốn đăng tải các dự án cũ này trong portfolio của bạn - không phải ai cũng muốn các thiết kế độc quyền của họ lại được đăng tải ở nơi khác. Bạn cũng có thể giới hạn quyền truy cập vào một dự án nào đó bằng cách thiết lập mật khẩu và yêu cầu các khách hàng liên hệ với bạn để lấy mật khẩu. 

4. Trang web kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ

Các loại website kinh doanh tượng trưng cho sự hiện diện trên Internet của doanh nghiệp để mọi người có thể tìm hiểu về công ty, nhân viên, sản phẩm, dịch vụ và văn hóa. Mục tiêu của trang web kinh doanh là cung cấp thông tin để khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bạn, giao dịch hoặc ký hợp đồng, ví dụ: các công ty kế toán địa phương, nhà hàng, văn phòng luật,...

Để tăng khả năng chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng, thiết kế trang web phải phù hợp với thương hiệu công ty và giọng điệu sử dụng cho content phải hợp lí. Trang web nên có logo, ​​các mẫu thiết kế được ưa chuộng và điều hướng dễ sử dụng để người dùng dễ tìm thấy các danh mục trên trang web của bạn.

Cần có một trang đại loại như “Giới thiệu về chúng tôi” để khách truy cập có thể nhanh chóng nắm thông tin về doanh nghiệp. Đảm bảo mục thông tin liên hệ, hotline được đặt ở nơi dễ dàng nhìn thấy để khách hàng tiềm năng có thể liên hệ, hiển thị danh mục đầu tư và các dấu hiệu đáng tin cậy (chứng thực công ty, đánh giá và cảm nhận của khách hàng,...) Trang web này cũng cần có các tính năng thân thiện với SEO để kéo traffic vào trang web.

5. Blog

Blog được cập nhật thường xuyên với các bài báo, video và ảnh có liên quan nhằm mục đích thông báo, giải trí và chia sẻ kiến thức cho khán giả. Blog có thể là platform để nói lên ý kiến ​​của một cá nhân hoặc một công ty và cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng của họ.

Blog là một trong những trang web phổ biến trên thế giới
Cho đến hiện tại, các loại website dạng blog vẫn giữ vai trò quan trọng và phổ biến.

Một trong các yếu tố cần thiết đối với việc xây dựng blog là sự tổ chức hợp lí để người đọc có thể tìm các mục họ quan tâm dễ dàng, vì vậy navigation - điều hướng cần được chú trọng. Hãy tận dụng các yếu tố visual (biểu tượng, ảnh, thiết kế nghệ thuật,...) để làm nổi bật một danh mục hoặc phần nội dung mới. Bạn có thể thêm CTA và button đăng ký bản tin để lấy danh sách email của khách truy cập để giữ user tương tác với trang web và đảm bảo họ nhận thông báo về các bài viết mới nhất.

>>> Mời bạn tham khảo dự án Á Đông ADG được xây dựng trên kiến trúc Jamstack tại đây.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Conversion Rate - 10 Sai Lầm Khiến Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Ecommerce Kém
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing. Nếu bạn không thể khiến khách hàng thực hiện hành động thì mọi nỗ lực xây dựng website, quảng cáo sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy làm cách nào để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Conversion rate và các cách tối ưu chúng một cách hiệu quả.
13 phút đọc
Yếu tố cơ bản của UI Design: Interaction và Animation
Bài viết dưới đây sẽ giải thích sơ lược cơ bản về Interaction, Animation và một số lưu ý nhỏ khi thực hiện dự án để UX/UI Designer có thể lên ý tưởng hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập Interaction và Animation hợp lý, gia tăng trải nghiệm người dùng.
9 phút đọc
Khi nào nên sử dụng Module Tab/ Accordions và Single page?
Bài viết này giúp bạn hiểu Module Tab/ Accordions và Single Page là gì, những trường hợp nên sử dụng chúng và một số lưu ý khi áp dụng từng phương pháp để có thêm ý tưởng xây dựng nội dung, tạo ra những layout đa dạng cho website, phân bổ nội dung dễ dàng, dễ tiếp cận.
7 phút đọc
Sitemap là gì? Cách để tạo ra Sitemap UX
Thông thường, sitemap - sơ đồ website được định nghĩa là một tệp XML hoặc HTML để các công cụ tìm kiếm sử dụng để thu thập dữ liệu của website. Tuy nhiên, JAMstack Vietnam sẽ nói về một loại sơ đồ website liên quan tới quá trình thiết kế website và trải nghiệm người dùng.
9 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo