facebook pixel

Conversion Rate - 10 Sai Lầm Khiến Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Ecommerce Kém

13 phút đọc
Conversion Rate - 10 Sai Lầm Khiến Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Ecommerce Kém

Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce, là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing. Nếu bạn không thể khiến khách hàng thực hiện hành động thì mọi nỗ lực xây dựng website, quảng cáo sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy làm cách nào để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Conversion rate và các cách tối ưu chúng một cách hiệu quả.

Conversion rate là gì?

Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) trên website là tỷ lệ giữa số lượng người dùng thực hiện một hành động cụ thể (ví dụ như mua hàng, đăng ký tài khoản, đăng ký nhận thông tin...) trên trang web so với tổng số lượng người truy cập. Nó được tính bằng cách chia số lần chuyển đổi với số lượng truy cập và nhân với 100% để đưa ra tỷ lệ. 

Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) trên website là tỷ lệ giữa số lượng người dùng thực hiện một hành động cụ thể
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) trên website là tỷ lệ giữa số lượng người dùng thực hiện một hành động cụ thể

Conversion rate là một chỉ số quan trọng để đo hiệu quả của một chiến dịch marketing và giúp cho các doanh nghiệp có thể cải thiện và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị trên website của họ.

Cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi trên website Ecommerce giúp doanh nghiệp:

  • Nâng cao doanh thu: Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn sẽ dẫn đến tăng doanh số và doanh thu.

  • Đánh giá được hiệu quả của chiến dịch tiếp thị: Tỷ lệ chuyển đổi cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị trực tuyến, giúp họ quyết định các chiến lược tiếp thị tốt nhất để tăng doanh số và lợi nhuận.

  • Tối ưu hóa trang web: Conversion rate cũng giúp doanh nghiệp nhận ra các lỗ hổng và điểm yếu trong trang web của họ, từ đó cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng chuyển đổi.

  • Đánh giá hiệu quả chiến lược bán hàng: Tỷ lệ chuyển đổi cho phép doanh nghiệp xác định các bước trong quy trình bán hàng đang chưa được tối ưu để tăng khả năng chuyển đổi và doanh số.

Nếu tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce không được tối ưu một cách hiệu quả nó sẽ ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng, kéo theo doanh thu bán hàng bị giảm sút. Vậy trong quá trình tối ưu website, cần lưu ý điều gì để tránh nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là 10 lỗi sai thường thấy trên website và cách khắc phục chúng.

10 sai lầm khiến tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce kém

Tốc độ tải trang kém

Nếu trang web tải chậm, khách hàng có thể khó chịu, mất hứng thú và thoát trang, khiến bạn mất đi khách hàng tiềm năng. Do đó, tốc độ tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và quyết định thực hiện hành động trên website.

Tốc độ tải trang chậm khiến người dùng cảm thấy khó chịu
Tốc độ tải trang chậm khiến người dùng cảm thấy khó chịu

Một số cách sau đây có thể áp dụng để tăng tốc độ tải trang:

  • Tối ưu hóa hình ảnh và định dạng ảnh để giảm thiểu dung lượng.

  • Sử dụng các công cụ tối ưu hóa mã nguồn như minify CSS, JS và HTML có thể giúp giảm kích thước trang web và tăng tốc độ tải trang.

  • Sử dụng CDN (Content Delivery Network) giúp phân phối nội dung trên các máy chủ khác nhau để tăng tốc độ truy cập và tải trang.

  • Sử dụng hosting tốt để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh và khả năng chịu tải tốt.

  • Nên giảm số lượng plugin và script không cần thiết trên trang web.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết Kế Website Thương Mại Điện Tử Giao Diện Riêng Biệt - Công Nghệ Vượt Trội

Thực hiện thay đổi trên website dựa trên ý kiến chủ quan

Khi doanh nghiệp đưa ra quyết định thiết kế, nội dung hoặc chức năng của trang web mà không có sự đánh giá hoặc kiểm tra đối với người dùng là một nguyên nhân khiến website không được tối ưu, tỷ lệ chuyển đổi kém.

Do đó trước khi đưa ra quyết định thay đổi những yếu tố trên website, bạn cần phải thực hiện các bước như: nghiên cứu, tìm hiểu hành vi, sở thích của người dùng để những đưa ra những nhận định khách quan hơn hỗ trợ cho hoạt động tối ưu.

Thiết kế web theo ý kiến chủ quan làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được khách hàng
Thiết kế web theo ý kiến chủ quan làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận được khách hàng

Một số cách dưới đây, sẽ giúp bạn có những đánh giá chính xác hơn về tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce:

  • Sử dụng dữ liệu và số liệu thực tế như Google Analytics để đánh giá hiệu quả của các thay đổi và quyết định thiết kế.

  • A/B testing: A/B testing là một phương pháp cho phép doanh nghiệp so sánh hiệu quả giữa các biến thể khác nhau của trang web để đưa ra lựa chọn chính xác.

  • Tập trung vào nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ nội dung, sản phẩm và dịch vụ mà họ đang tìm kiếm.

  • Tìm kiếm ý kiến phản hồi từ người dùng để hiểu rõ hơn về những gì họ đang tìm kiếm và muốn thấy trên trang web.

  • Tìm hiểu và áp dụng những xu hướng mới về thiết kế web để giữ cho trang web luôn thu hút khách hàng.

Nội dung trên website không đúng với định hướng doanh nghiệp

Nếu nội dung trên website không đúng với định hướng doanh nghiệp, có thể khiến khách hàng không tìm thấy thông tin hoặc sản phẩm mà họ đang tìm kiếm dẫn tới hành vi thoát trang ngay lập tức ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi trên website.

Cần xây dựng nội dung phù hợp với website ecommerce
Cần xây dựng nội dung phù hợp với website ecommerce

05 cách xây dựng nội dung phù hợp với doanh nghiệp, giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce:

  • Đánh giá lại định hướng doanh nghiệp để xây dựng nội dung website phù hợp

  • Điều chỉnh nội dung trên trang web để phù hợp hơn với định hướng. Các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên trang web cần được cập nhật và tối ưu hóa để giúp khách hàng tìm thấy thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.

  • Tối ưu hóa trang web để giảm thiểu thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.

  • Tạo các nội dung hấp dẫn và phù hợp với định hướng của mình để thu hút khách hàng đến trang web. Các nội dung này có thể là blog, bài viết, video hoặc bất kỳ loại nội dung nào khác mà khách hàng quan tâm.

  • Thu thập phản hồi từ khách hàng giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và đánh giá lại trang web để đảm bảo rằng nó đang cung cấp đúng nội dung và giá trị cho khách hàng.

Thông tin sản phẩm không rõ ràng

Nếu thông tin về sản phẩm trên website không rõ ràng, điều này có thể gây ra sự bối rối và mất lòng tin của khách hàng, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi kém. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ và rõ ràng về sản phẩm để khách hàng có thể hiểu rõ hơn về tính năng, ưu điểm…

  • Tạo các hình ảnh và video chất lượng cao để mô tả sản phẩm

  • Thêm các đánh giá và phản hồi từ khách hàng để khách hàng có thể tham khảo trước khi quyết định mua sản phẩm.

  • Hỗ trợ tư vấn khách hàng: Cần đảm bảo rằng họ có thể liên hệ được với nhân viên hỗ trợ khách hàng để giải đáp khi có thắc mắc.

Quá nhiều quảng cáo được hiển thị trên trang

Trang web của doanh nghiệp có quá nhiều quảng cáo có thể khiến khách hàng khó chịu và khó để khách hàng tìm thấy thông tin cần thiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi kém. 

Cách sử dụng quảng cáo trên website mang lại nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce:

  • Giảm số lượng quảng cáo không cần thiết.

  • Tăng tính liên quan của quảng cáo: đảm bảo rằng quảng cáo có tính liên quan cao với sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Sắp xếp quảng cáo một cách hợp lý để không gây xáo trộn hoặc phân tán quá nhiều cho khách hàng.

  • Tận dụng những không gian trống trên website để đặt quảng cáo.

Thiết kế trên website không thể hiện được cá tính thương hiệu

Thiết kế trên website là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và tạo sự tin tưởng đối với khách hàng. Nếu thiết kế trên website không thể hiện được cá tính thương hiệu sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi kém. 

Thiết kế trên website là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu
Thiết kế trên website là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu.

Một số cách giúp website thể hiện được cá tính thương hiệu mạnh mẽ:

  • Xác định mục tiêu của thiết kế giúp doanh nghiệp tập trung vào các yếu tố quan trọng và tránh những thay đổi vô nghĩa trên website.

  • Tìm kiếm và áp dụng các mẫu thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp và phù hợp với thương hiệu của mình.

  • Tập trung vào tính tương tác của trang web giúp khách hàng tìm thấy thông tin một cách dễ dàng và tạo sự tương tác giữa họ và trang web.

  • Sử dụng màu sắc và hình ảnh phù hợp, tạo ra sự nhận diện và độc đáo.

Không chú trọng đến nút kêu gọi hành động

Nút kêu gọi hành động (CTA) là yếu tố quan trọng để khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mua hàng hoặc tương tác với website. Nếu không chú trọng đến CTA, tỷ lệ chuyển đổi trên website sẽ bị ảnh hưởng.

Cách sử dụng CTA phát huy hiệu quả cao:

  • Vị trí: Đặt nút CTA ở vị trí thuận tiện để khách hàng có thể thấy được ngay khi truy cập vào trang web.

  • Kích thước và màu sắc: Nút CTA cần có kích thước phù hợp và màu sắc nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Từ ngữ: Sử dụng từ ngữ thuyết phục để khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc thực hiện hành động được yêu cầu trên nút CTA.

  • Số lượng: Không nên đặt quá nhiều nút CTA trên trang web để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Không xây dựng được niềm tin cho khách truy cập

Niềm tin chính là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn tới hành vi mua hàng hoặc cung cấp thông tin của người dùng, chính vì vậy bạn cần phải xây dựng được niềm tin cho khách hàng trên website nếu muốn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Lòng tin của khách hàng quyết định yếu tố sống còn của doanh nghiệp
Lòng tin của khách hàng quyết định yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Một số cách dưới đây sẽ giúp khách hàng tin tưởng website của bạn:

  • Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ một cách chính xác và khách quan.

  • Hiển thị các biểu tượng bảo mật như SSL, PCI, hoặc TrustE sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Cung cấp chính sách bảo mật và hoàn tiền: Khách hàng cần biết rằng thông tin cá nhân và thông tin thanh toán của họ được bảo vệ và có thể được hoàn lại nếu sản phẩm hoặc dịch vụ không đạt yêu cầu.

  • Đăng tải những đánh giá tích cực từ khách hàng trước đây.

  • Tăng cường tương tác và hỗ trợ khách hàng.

Thao tác mua hàng quá phức tạp

Thao tác mua hàng quá phức tạp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce kém. Điều này có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và mất kiên nhẫn khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên trang web. Dưới đây là một số cách để khắc phục vấn đề này:

  • Loại bỏ các bước không cần thiết trong quá trình mua hàng của khách hàng..

  • Sử dụng tiêu đề rõ ràng và mô tả sản phẩm chi tiết: Đảm bảo rằng khách hàng đã được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Cung cấp hướng dẫn rõ ràng để khách hàng thể hoàn thành quá trình mua hàng một cách dễ dàng.

  • Tối ưu hóa giao diện người dùng: Cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn bằng cách cải thiện giao diện và bố cục trang web.

Thiếu phương thức thanh toán phù hợp

Vấn đề về phương thức thanh toán không phù hợp là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi kém trên website. Một số người dùng có thể không tin tưởng vào phương thức thanh toán hiện có trên website hoặc không có sẵn phương thức thanh toán mà họ yêu cầu. 

Do đó ngoài việc tích hợp chức năng thanh toán đa dạng, bạn cần phải đảm bảo rằng quá trình thanh toán trên website của bạn được thực hiện một cách mượt mà và không có lỗi.

>>> Bài Viết Khác: Cx On Ecom: Tối Ưu Quy Trình Thanh Toán Và Tăng Tỉ Lệ Chuyển Đổi

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi) và cách tránh những lỗi thường xuyên khiến tỷ lệ chuyển đổi trên website ecommerce bị giảm sút. Bạn đã hiểu được tầm quan trọng của việc tối ưu website để thu hút và giữ chân khách hàng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị chuyên nghiệp và uy tín để thiết kế website JAMstack cho doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay! Chúng tôi sẽ tư vấn và cung cấp cho bạn những giải pháp thiết kế website JAMstack hiệu quả và an toàn!

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Jamstack là gì? 6 ưu điểm và các lưu ý nhà phát triển Website cần thiết
Những kiến thức về kiến trúc thiết kế website JAMstack - một kiến trúc đang rất được phổ biến trong cộng đồng thiết kế web vài năm trở lại đây. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn 6 lợi ích của kiến trúc phát triển website, cách hoạt động của website JAMstack và lý do tại sao nên sử dụng cấu trúc này?
17 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.