facebook pixel

Làm thế nào để chuyển từ Graphic Designer sang UX Designer

10 phút đọc
Làm thế nào để chuyển từ Graphic Designer sang UX Designer

Graphic Designer (Chuyên viên thiết kế đồ hoạ) là người chịu trách nhiệm thiết kế ấn phẩm quảng cáo in ấn/ trực tuyến, áp phích,... cho thương hiệu. UX Designer cũng thực hiện công việc thiết kế nhưng chi tiết nhiệm vụ sẽ khác Graphic Designer thay vì chỉ tập trung vào tính thẩm mỹ. Họ chịu trách nhiệm những công việc khác như điều hướng, cách tổ chức sắp xếp thông tin,…

Những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng UX Designer ngày một tăng, tỉ lệ thuận với nhu cầu sử dụng internet. Công việc này cũng được cho là mang lại thu nhập hấp dẫn. Theo thống kê của PayScale, tại Mỹ, mức lương của Graphic Designer tầm khoảng  $41,000 (hơn 920 triệu đồng/ năm) và UX Designer sẽ có mức lương khoảng $74,000 (hơn 1,6 tỷ đồng/ năm). Tại Việt Nam, mức lương của UX/UI Designer sẽ rơi vào khoảng dưới 20 triệu đồng/ tháng và 10 - 15 triệu đồng/ tháng đối với Graphic Designer. Con số này vốn đã cao hơn thu nhập bình quân của đại bộ phận người lao động Việt.

Do nhu cầu thị trường và mức thu nhập đáng mơ ước, ngày càng nhiều Graphic Designer chuyển hướng sang làm UX Designer. Để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp là một UX Designer, JAMstack Vietnam cung cấp những thông tin cần thiết về đặc thù công việc, kĩ năng hữu ích cho bạn trong bài viết này.

Trải nghiệm người dùng là gì? 

Trải nghiệm người dùng (user experience) được tạo nên bởi những gì người dùng trông thấy, cảm nhận và thao tác trên web/app. Về phương diện hình ảnh, thiết kế web/app không chỉ cần đẹp, bắt mắt mà cần phải hài hoà. Về cảm xúc, web/app nên mang đến nguồn cảm hứng, cảm giác tích cực cho người dùng bằng cách sắp xếp thông tin hợp lý, đồ hoạ phù hợp, màu sắc có chọn lọc,… Cuối cùng, sản phẩm cần dễ dàng sử dụng, linh hoạt, có khả năng tiếp cận cao với mọi người dùng.

Điểm chung giữa Graphic Designer và UX Designer là gì?

Cảm xúc của bản thiết kế

Với Graphic Designer, thiết kế đồ hoạ tập trung cần truyền đạt hiệu quả cảm xúc đến người dùng thông qua kiểu chữ, màu sắc và hình ảnh. Chẳng hạn, font chữ serif kết hợp với các tông màu tối thường tạo cảm giác nghiêm túc trong khi font sans-serif và có màu sắc sẽ mang đến sự vui nhộn, cảm xúc tươi sáng, lạc quan. 

Tương tự, UX Designer cũng quan tâm đến cảm xúc người dùng nhưng ở phương diện rộng hơn. Cảm xúc UX Designer tạo ra cho người dùng được tạo nên bởi hình ảnh, các yếu tố giao diện, kiến trúc thông tin, hệ thống điều hướng, luồng hành vi người dùng, hiệu ứng tương tác và chuyển động

Tư duy sáng tạo

Khi làm việc công việc thiết kế, sáng tạo là phẩm chất bắt buộc phải có ở mỗi Graphic Designer và UX Designer. Sự sáng tạo giúp Designer tạo ra bản áp phích, web/app độc đáo, khác biệt hơn so với đối thủ. Đặc biệt, đối với UX Designer, bạn cần thêm tư duy phản biện để tạo ra bản thiết kế tối ưu, giải quyết được “bài toán” của người dùng. 

Kĩ năng Prototyping (bản xem trước)

Wireframe và prototype là những công việc được thực hiện trước khi đưa ra bản thiết kế hoàn thiện. Do tính chất công việc, Graphic Designer cũng được yêu cầu tạo hai yếu tố này. Tuy nhiên mật độ vận dụng kĩ năng này sẽ ít thường xuyên hơn UX Designer. Là UX Designer, bạn buộc phải thông thạo hai kĩ năng ở một cấp độ chuyên môn sâu và chi tiết hơn. Khi tạo wireframe và prototype, UX Designer cần đặt ra những câu hỏi như phiên bản đó có hữu ích, khả dụng với người dùng không? Bản thiết kế có đủ sức hút với người dùng hay không?

Sự khác biệt giữa Graphic Designer và UX Designer

Trách nhiệm và mục tiêu

Graphic Designer chịu trách nhiệm về tính thẩm mỹ trong thiết kế. Họ cần đảm bảo font chữ, màu sắc, đồ hoạ,… bắt mắt. Mục tiêu của UX Designer là tạo ra sản phẩm số hoàn hảo với tổng hoà của giao diện đẹp, hệ thống điều hướng dễ dàng, kiến trúc thông tin logic,...

Quy trình thiết kế

Quy trình làm việc giữa Graphic Designer và UX Designer rất khác nhau. Graphic Designer thường kết thúc công việc khi sản phẩm được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, giai đoạn này chỉ mới là bắt đầu trong quy trình thiết kế trải nghiệm web/app. UX Designer cần phải tiếp tục hoàn thiện thiết kế sau khi thử nghiệm trên người dùng và thậm chí khi sản phẩm đã chính thức vận hành. Những chỉnh sửa theo phản hồi người dùng sẽ được thực hiện trên bản prototype.

Nhu cầu người dùng vs. độ phân giải

Graphic Designer thường rất chú tâm đến độ phân giải trong những thiết kế của họ. Bên cạnh đó, việc đảm bảo khoảng cách giữa các chữ, màu sắc tuân thủ bộ nhận diện thương hiệu cũng chiếm rất nhiều thời gian, khối lượng công việc của Graphic Designer.

UX Designer, trong khi đó, cần ưu tiên nhu cầu người dùng. Nghiên cứu người dùng là công việc nên được thực hiện đầu tiên. Quá trình nghiên cứu sẽ được thực thi dưới nhiều hình thức như phỏng vấn trực tiếp, thu thập dữ liệu trên các kênh Google Analytics, Google Search Console, xây dựng Hành trình người dùng, thử nghiệm tính khả dụng,… Nếu muốn chuyển hướng sang từ Graphic Designer sang UX Designer, bạn cần phải làm quen với rất nhiều công việc liên quan đến nghiên cứu người dùng. 

Đa năng và chuyên biệt

Thiết kế đồ hoạ là một công việc chuyên biệt, đòi hỏi những kĩ năng chuyên môn nhất định như lựa chọn kiểu chữ phù hợp, lý thuyết về màu sắc để tạo ra sản phẩm chất lượng cao về phần nhìn. Trong khi đó, UX Designer đa năng hơn, bởi bạn không chỉ thiết kế mà còn cần liên tục cập nhật kiến thức về tâm lý học, chiến lược nội dung, tính khả dụng, cách tổ chức sắp xếp thông tin…

Lợi thế của Graphic Designer khi chuyển sang UX Designer

Khiếu thẩm mỹ tốt

Lợi thế lớn nhất của các Graphic Designer khi chuyển sang UX Design chính là họ có thể làm cho mọi thứ trở nên cuốn hút, bắt mắt hơn. Một số quan điểm cho rằng ở bản thiết kế UX, tính khả dụng quan trọng hơn tính thẩm mỹ. UX Designer không cần mất quá nhiều thời gian cho một chiếc banner, áp phích, thay vào đó họ ưu tiên tiến độ dự án. 

Dù vậy, không ai có thể phủ nhận tác dụng của tính thẩm mỹ cao trong việc tạo ấn tượng với người dùng. Nếu bạn có ý định chuyển hướng, Designer cần cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu về tính thẩm mỹ và việc làm thế nào để thúc đẩy tiến độ dự án bạn cộng tác.

Những quy ước chung và xu hướng

Với việc có kiến thức nền tảng về thiết kế, Graphic Designer đã nắm bắt những khái niệm, những quy ước chung và có sự linh hoạt cùng các xu hướng thiết kế web/app. Từ đó, bạn sẽ thích nghi với công việc nhanh hơn so với người chưa có kinh nghiệm thiết kế.

Những yếu tố cần thiết khi chuyển từ Graphic Designer sang UX Designer

Kĩ năng thiết yếu

Câu hỏi đặt ra: Có lỗ hổng về kĩ năng khi chuyển từ Graphic Design sang UX Design không? Câu trả lời là có, tuy nhiên, sự khác biệt sẽ không quá đáng kể. Bạn chỉ cần tăng cường một số kĩ năng chuyên biệt trong UX Design là có thể thích nghi tốt với công việc mới. Những kĩ năng thiết yếu đó là:

  • Nghiên cứu người dùng: Nghiên cứu đối tượng mục tiêu là kĩ năng cốt yếu và tiên quyết trong UX Design. Bạn cần học cách nghiên cứu người dùng hiệu quả để tạo ra bản thiết kế có giao diện đáp ứng nhu cầu người dùng. 

  • Làm việc nhóm: Khi chuyển sang thiết kế UX, bạn sẽ phải làm việc nhóm nhiều hơn. Trong một dự án, bạn cần cộng tác với UX Writer, quản lý dự án, lập trình viên,...Với kĩ năng làm việc nhóm tốt, bạn sẽ dễ dàng giao tiếp, truyền đạt ý tưởng và phối hợp hiệu quả với cộng sự để đảm bảo tiến độ dự án. 

  • Vẽ wireframe và prototype: Trong thiết kế UX, vẽ wireframe và tạo prototype là công việc bạn thường xuyên phải thực hiện. Một số Graphic Designer cũng đã có kinh nghiệm với những công việc này. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành UX Designer, bạn cần trau dồi nhiều hơn.

  • Giải quyết vấn đề: Là một UX Designer, bạn cần phải giải quyết đúng vấn đề cốt lõi từ người dùng, vốn ít được yêu cầu ở Graphic Designer. Những vấn đề này sẽ phát sinh sau quá trình nghiên cứu người dùng hoặc thông qua thử nghiệm. Điều quan trọng đó là bạn cần xác định đúng vấn đề trọng tâm cần giải quyết và đưa ra giải pháp phù hợp.

Kĩ năng có thể được trau dồi thông qua công việc thực tế hoặc học hỏi kiến thức từ các nguồn uy tín. Để có thể tiến xa, cũng như phát triển lâu dài với vị trí là một UX Designer, bạn có thể tham gia những khoá học của Interaction Design Foundation, CourseraUdemy với sự hướng dẫn của những chuyên gia UX hàng đầu thế giới và chất lượng đào tạo tương đương với đại học nổi tiếng thế giới.

Tạo UX Portfolio

Khi đi xin việc, nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm liên quan và xem qua portfolio. Designer nên chọn những dự án nổi bật nhất từng thực hiện và làm rõ vai trò của bản thân trong dự án đó. Trong portfolio, ngoài chèn yếu tố giao diện đơn thuần, Designer nên trình bày ý tưởng, cách bạn tư duy, giải quyết tình huống để tăng sự thuyết phục với nhà tuyển dụng.

Xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ là một kênh tiềm năng để bạn có được công việc mơ ước và những kiến thức thực tế vô cùng quý giá. Những kênh phổ biến nhất để xây dựng mối quan hệ chính là Linkedin, Facebook, Behance, Pinterest, Dribbble, các hội thảo và sự kiện chuyên ngành. Bạn có thể kết nối trực tiếp hoặc cùng trao đổi trên nhóm.

Tìm người cố vấn 

Nếu đã đi làm trong lĩnh vực UX, bạn hãy tìm cho bản thân một “người thầy”, người có thể cho bạn những lời khuyên quý giá. Người ấy có thể là cấp trên, đồng nghiệp lâu năm, những người có thâm niên, đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành. 

Kết

JAMstack Vietnam hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nghề nghiệp UX Designer và có những bước chuẩn bị cần thiết cho việc chuyển hướng nghề nghiệp cũng như phát triển lâu dài.

Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi về Jamstack, thiết kế UX/UI và UX Writing, bạn nhé.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vòng đời khách hàng - Tối ưu chuyển đổi trên từng điểm chạm
Trên con đường kinh doanh, vòng đời khách hàng là một hành trình dẫn đến sự thành công bền vững. Từ khi lần đầu khách hàng tiếp xúc với thương hiệu đến sau khi giao dịch hoàn tất, mỗi điểm chạm đều có vai trò quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, việc khéo léo tối ưu hóa mỗi bước trong quy trình này là chìa khóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
8 phút đọc
Chân dung người dùng: Phát triển sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm
Xây dựng chân dung người dùng là một cách tuyệt vời để đảm bảo ứng dụng tạo được một sản phẩm số phù hợp và mang tính cá nhân hoá đối với từng nhóm người dùng cụ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách xây dựng chân dung người dùng có thể trở thành kim chỉ nam cho việc tạo ra các sản phẩm số đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
10 phút đọc
Design Thinking và Visual Thinking trong phát triển website - sản phẩm số
Sự khác biệt chính giữa tư duy thiết kế (Design Thinking) là một phương pháp giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế giao diện. Trong khi đó tư duy trực quan (Visual Thinking) là tập hợp các công cụ có thể khiến các giải pháp hoặc ý tưởng phức tạp trở nên dễ hiểu hơn bằng cách trực quan hoá chúng.
8 phút đọc
Tối ưu UX: Cái bẫy của sự “thấu hiểu người dùng” trong sản phẩm số
Việc thấu hiểu người dùng có thể nói là một yếu tố tiên quyết khi tối ưu UX và phát triển sản phẩm số. Tuy nhiên, sự quá tập trung vào người dùng cũng có thể dẫn đến một cái bẫy nguy hiểm - vòng lặp chết của sản phẩm (Product Death Cycle). Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách tránh rơi vào tình thế khó khăn này.
9 phút đọc

KINDLY LEAVE YOUR INFOMATION, WE WILL RESPONSE WITHIN 24 HOURS

Representative official office
Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: Unit 4-Floor 3 Block B Jamona Heights, 210 Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo