5 Lợi ích khi sử dụng WebP cho website
WebP là gì? WebP là một loại tệp hình ảnh do Google tạo ra để cung cấp khả năng nén hình ảnh mất dữ liệu (lossy) và không mất dữ liệu (lossless) cho web. Lossless có nghĩa là mọi bit dữ liệu gốc sẽ giữ nguyên sau khi tệp được giải nén. Ra mắt vào năm 2011, WebP đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi từ năm 2020. Các tệp WebP có thể được nhận dạng ở phần đuôi của tên tệp .webp.
1. Sử dụng hình ảnh WebP giúp tăng tốc độ load trang
Data là một trong những yếu tố lớn nhất làm chậm trang web. Bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights để phân tích hiệu suất trang web một cách chi tiết.
Xác định đúng kích thước hình ảnh, mã hóa hình ảnh hiệu quả và sử dụng các định dạng hình ảnh mới là những phương pháp chính để cải thiện tốc độ trang web. Tốc độ load web nhanh sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giúp hạn chế tỷ lệ thoát và tăng tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn.
2. Website tải nhanh hơn sẽ giúp ích cho SEO
Tốc độ tải web nhanh cũng giúp cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Kể từ năm 2021, bản cập nhật thuật toán của Google đưa yếu tố tốc độ tải trang làm yếu tố quan trọng cho việc xếp hạng. Hành vi của người dùng trên trang web cũng sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng, đặc biệt là tỷ lệ thoát.
3. Các tệp hình ảnh nhỏ giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ
Các tệp hình ảnh của bạn nén càng nhỏ thì dung lượng phải chi trả cho trang web càng ít. Cũng do dung lượng file ảnh nhỏ mà chi phí băng thông sẽ giảm đi đáng kể. Băng thông là tốc độ mà máy chủ của bạn có thể truyền dữ liệu đến người dùng trong một thời gian cụ thể. WebP có thể giải phóng không gian băng thông, tận dụng không gian trống cho nhiều nội dung khác. Điều này đặc biệt hữu ích cho các trang web sử dụng nhiều hình ảnh.
4. WebP tương thích với nhiều trình duyệt Internet
Khoảng thời gian đầu sau khi được ra mắt, WebP chỉ hỗ trợ các trình duyệt của Google. Sau một khoảng thời gian, các nền tảng khác như Chrome, Firefox, Edge, Opera,...cũng bắt đầu đưa WebP vào sử dụng.
5. Tương thích với tất cả các nền tảng CMS
Một số nền tảng CMS chính như Joomla, Magento, Wordpress,... đều hỗ trợ định dạng WebP. Tuy nhiên, có một vài cần tiện ích mở rộng của bên thứ ba mới có thể sử dụng, hoặc một số nền tảng yêu cầu bạn phải thay đổi tệp .htaccess hoặc tệp cấu hình Nginx để kích hoạt hỗ trợ định dạng hình ảnh WebP.
Tổng kết
Webp là một định dạng ảnh nén hiệu quả, giúp giảm dung lượng tải trang web mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Webp có thể tương thích với hầu hết các trình duyệt hiện đại và hỗ trợ cả ảnh tĩnh và động. Để sử dụng webp, bạn có thể chuyển đổi các ảnh có sẵn sang định dạng này bằng các công cụ trực tuyến hoặc cài đặt plugin cho trang web của bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ra các ảnh webp mới bằng các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.
Nếu bạn muốn có một trang web nhanh, đẹp và an toàn, hãy liên hệ với JAMstack Vietnam - dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp sử dụng công nghệ JAMstack tiên tiến. Chúng tôi sẽ giúp bạn tạo ra những trang web ấn tượng, tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật, cũng như hỗ trợ bạn trong việc quản lý nội dung và tiếp thị trực tuyến. Click vào đây để biết thêm chi tiết và yêu cầu báo giá miễn phí ngay hôm nay!