facebook pixel

Top 5 cách tăng traffic cho website (Ranking website) hiệu quả

5 phút đọc
Top 5 cách tăng traffic cho website (Ranking website) hiệu quả

Bạn đã bao giờ thắc mắc bạn đã chăm chút và đầu tư rất nhiều cho website nhưng chưa bao giờ được xếp hạng vào trang nhất. Tham khảo cách tăng traffic cho website dưới đây để đem lại sự hiệu quả trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và tăng thứ hạng (ranking) website của bạn lên đầu kết quả trang tìm kiếm, cũng như đưa doanh nghiệp của bạn tiếp cận người dùng nhanh hơn.

1. Cách tăng traffic cho website từ nội dung liên quan và có tính unique

Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để SEO hiệu quả cho một trang web. Nội dung là mọi thứ được hiển thị tập trung vào câu trả lời cho người dùng khi họ tìm kiếm trên công cụ search, nội dung có thể là bài viết, hình ảnh, video...

Content - nội dung càng chất lượng thì càng dễ tăng thứ hạng cho bài viết website
Content càng hấp dẫn càng dễ tăng thứ hạng ranking cho website.

Cách tăng traffic cho website từ content càng có chất lượng và mức độ phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của trang web sẽ càng được đánh giá cao bởi người dùng, người đọc. Bên cạnh đó, authoritative/unique content cũng quan trọng trong việc đánh giá chất lượng content và website. Một bật mí nhỏ ở đây chính là Google ngày càng thông minh và đặt biệt ưu tiên những content mới, mang tính sáng tạo, độc đáo và không trùng lặp. Khi content có tỷ lệ unique (độc nhất) càng cao thì sản phẩm/dịch vụ sẽ được đánh giá càng cao.

2. Thường xuyên cập nhật nội dung cho website

Như phần trên có nhắc đến, Google luôn ưu tiên những content mới, Google bot sẽ đọc, index và phân phối dữ liệu đó đến người dùng. Nội dung đăng tải với từ khóa từ vài tháng trước có thể không còn trong danh sánh ưu tiên của Google. Điều này có thể khiến website của bạn bị tuột hạng.

Cách tăng traffic cho website từ việc thường xuyên cập nhật nội dung với các chủ đề từ bao quát đến cụ thể để đảm bảo bao phủ được các thông tin của dịch vụ/ sản phẩm và bắt kịp những xu hướng mới cũng như những thay đổi trong nhu cầu của người dùng.

3. SEO Metadata

Nói một cách dễ hiểu thì SEO Meta là thông tin mà trang web của bạn khai báo cho các công cụ tìm kiếm (thường thấy là Google) để chúng biết cách đọc và hiển thị thông tin khi cho ra trên các trang kết quả tìm kiếm - SERPs (Search engine results page).

Khai báo SEO Metadata đầy đủ sẽ giúp tăng thứ hạng ranking cho website
Khai báo đầy đủ SEO Metadata là cách tăng traffic cho website nhanh chóng

Các công cụ này sẽ chọn ra trang web nào xuất hiện đầu tiên,hiển thị những phần nội dung nào khi người dùng nhập từ khóa thực hiện bước search. Có 3 loại metadata chính: Title tag/meta tag, meta description, và meta keywords.

>>> Có thể bạn quan tâm: SEO thay đổi gì trong năm 2023.

4. Cách tăng traffic cho website ử dụng thẻ Alt

Hãy luôn mô tả hình ảnh và video của bạn bằng cách sử dụng thẻ Alt (Alternative information) hoặc nhập vào phần mô tả văn bản thay thế. Những yếu tố này cho phép các công cụ tìm kiếm xác định được hình ảnh, video của bạn đang đề cập đến vấn đề gì và trả kết quả trên trang hiển thị một cách chính xác hơn cho người dùng.

Đối với SEO, cách tăng traffic cho website bằng thẻ Alt còn được tận dụng để tối ưu từ khóa. Việc thêm từ khóa cho Alt Text giúp tăng mật độ hiển thị từ khóa và giúp ích cho ranking. Thêm một mẹo nhỏ nữa, từ khoá chính nên được đặt vào những ký tự đầu tiên của thẻ Alt. Tránh viết quá dài dòng mà nên ngắn gọn (thường trong khoảng 225 ký tự), tập trung vào chủ đề chính liên quan đến nội dung.

>>> Có thể bạn quan tâm: 09 loại thẻ meta trong SEO

5. Thường xuyên cập nhật các thuật toán của Google

Thuật toán của Google là những quy tắc mà công cụ tìm kiếm này dùng để chọn lọc nội dung và xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm. Và, những nguyên tắc này thay đổi thường xuyên. Trước đây, nhiều người làm website nghĩ rằng nhồi nhét nhiều keyword cho trang web thì Google sẽ đánh giá cao.

Cập nhật thuật toán Google Panda thường xuyên có thể giúp bạn nhanh chóng tăng thứ hạng ranking website
Thuật toán Google có thể ra án phạt cho trang web của bạn.

Khi Google nhận ra điều này, họ thay đổi thuật toán của mình và phạt các trang web lạm dụng từ khóa, đăng tải nội dung linh tinh cũng như nhiều phương pháp “lách luật” SEO mũ đen (black hat) khác. Lời khuyên ở đây, chúng ta không nên cố gắng tìm cách đánh lừa Google mà hãy theo dõi, cập nhật thường xuyên để tránh phạm phải các lỗi gây ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Một số thuật toán cốt lõi mà Google đã update như: Google RankBrain, Google Pigeon, Google Panda, Google Penguin, Google Pirate, Google HummingBird, Mobile Friendly,...

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà bạn cần nắm để tăng thứ hạng ranking cho website. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cách tăng traffic cho website như giao diện web UX/UI, chiến lược SEO, phân tích hành vi người dùng,...

Theo dõi JAMstack Vietnam ngay! Để tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về xây dựng và thiết kế website.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
E-commerce Content: Xây dựng nội dung cho website thương mại điện tử thu hút khách hàng
E-commerce Content chiến lược nội dung luôn là một phần không thể thiếu để xây dựng một website hiệu quả, thu hút được nhiều khách truy cập, cho dù đó là website branding hay bán hàng. Tuy nhiên, một số trang web thương mại điện tử vẫn chưa thực sự coi trọng và đầu tư vào việc xây dựng chiến lược nội dung cho mình.
8 phút đọc
5 Lợi ích khi sử dụng WebP cho website
WebP là gì? WebP là một loại tệp hình ảnh do Google tạo ra để cung cấp khả năng nén hình ảnh mất dữ liệu (lossy) và không mất dữ liệu (lossless) cho web. Lossless có nghĩa là mọi bit dữ liệu gốc sẽ giữ nguyên sau khi tệp được giải nén. Ra mắt vào năm 2011, WebP đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi từ năm 2020. Các tệp WebP có thể được nhận dạng ở phần đuôi của tên tệp .webp. WebP là một công nghệ sử dụng mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể tải xuống và đăng tải lên. Định dạng WebP giúp giảm kích thước của hình ảnh khi nén mà không làm giảm chất lượng của ảnh. WebP có kích thước nhỏ hơn 26% so với tệp PNG và nhỏ hơn 23-24% so với tệp JPG. Kích thước hình ảnh WebP có thể lên đến 16383 × 16383 pixel.
4 phút đọc
HTTP Status Code - Các mã trạng thái HTTP quan trọng cần biết trong SEO
Mã trạng thái HTTP là sự phản hồi của máy chủ đối với yêu cầu của trình duyệt. Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ của trang web và sau đó máy chủ sẽ phản hồi yêu cầu của trình duyệt bằng một mã gồm ba chữ số gọi là HTTP status code.
5 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo