Serverless Database: Ứng dụng dịch vụ đám mây trên website Jamstack
Sự ra đời của các giải pháp công nghệ đang mang đến có các nhà lập trình đa dạng lựa chọn hơn trong việc phát triển website. Đây được xem là một cơ hội để tạo ra các trang web hoạt động với hiệu suất cao, trải nghiệm mượt mà và an toàn. Tuy nhiên, chúng có thể sẽ là một thách thức gây ra khó khăn cho người lập trình và cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn phù hợp.
Một trong số những dịch vụ phổ biến hiện nay nên cân nhắc lựa chọn trong lĩnh vực phát triển website đó là Serverless Database. Vậy dịch vụ này là gì và vai trò của chúng? Tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
1. Khái niệm Serverless Database
Serverless Database là một dịch vụ đám mây cho phép lưu trữ và quản lý dữ liệu mà không cần phải quản lý máy chủ, công nghệ này sử dụng các API để truy cập và lấy nội dung hiển thị trên giao diện người dùng. Qua đó, các lập trình viên có thể tập trung vào việc phát triển website tốt hơn mà không cần lo lắng quá nhiều về việc quản lý cơ sở chủ.
Trong mô hình này, các hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu, bao gồm: sao lưu, phục hồi, tối ưu hóa và bảo mật được xử lý tự động. Nó được xây dựng trên một nền tảng đám mây và cung cấp các tính năng như lưu trữ, truy vấn và cập nhật dữ liệu...
Ngoài ra, Serverless Database thường cung cấp khả năng tự động mở rộng để đáp ứng nhu cầu về lưu trữ và xử lý dữ liệu tăng cao mà không cần thực hiện bất kỳ cấu hình nào. Điều này giúp cho các ứng dụng được triển khai nhanh chóng và dễ dàng mở rộng, đồng thời giảm thiểu tải công việc cho các nhà phát triển.
2. Lợi ích của Serverless Database
2.1 Tiết kiệm chi phí
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng Serverless Database là giúp tiết kiệm chi phí cho việc triển khai và vận hành hệ thống. Bạn sẽ không cần lo lắng về việc quản lý máy chủ do các dịch vụ này được cung cấp bởi bên thứ ba và chạy trên nền tảng đám mây.
Do đó, bạn chỉ cần trả tiền cho số lượng tài nguyên thực sự sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí, lợi ích này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp mới hoặc có ngân sách hạn chế.
Hơn nữa, việc sử dụng các dịch vụ đám mây còn giúp tiết kiệm thời gian và nỗ lực cho quá trình triển khai, vận hành, giúp bạn có thể tập trung vào việc phát triển và cải thiện tính năng của ứng dụng của mình tốt hơn thay vì dành nhiều thời gian vào việc quản lý dữ liệu máy chủ.
2.2 Tăng tính sẵn sàng
Một lợi ích quan trọng khác của việc sử dụng Serverless Database là giúp tăng tính sẵn sàng của ứng dụng. Điều này đạt được thông qua khả năng tự động mở rộng và giảm thiểu của các dịch vụ đám mây.
Khi sử dụng các dịch vụ này, bạn không cần lo lắng về việc mở rộng hay thu hẹp hệ thống của mình để đáp ứng số lượng yêu cầu thay đổi theo từng thời điểm bởi tính năng tự động mở rộng số lượng tài nguyên của chúng.
Khả năng này giúp tăng tính sẵn sàng cho ứng dụng, đặc biệt là trong những trường hợp lượng truy cập đột ngột tăng cao, đảm bảo rằng ứng dụng luôn có thể xử lý tốt các yêu cầu của người dùng.
2.3 Tăng tính bảo mật
Khi sử dụng dịch vụ đám mây để triển khai cơ sở dữ liệu, người dùng có thể tin tưởng vào các tính năng bảo mật được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ.
Đầu tiên, tất cả dữ liệu của bạn được lưu trữ trên các máy chủ được quản lý và bảo vệ bởi các nhà cung cấp. Những yêu cầu về bảo mật sẽ được đơn vị này đảm bảo một cách nghiêm ngặt hơn bởi một đội ngũ chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, các dịch vụ Serverless Database thường có các tính năng như phân quyền, chứng thực và mã hóa dữ liệu giúp đảm bảo rằng dữ liệu chỉ được truy cập bởi những người được phép, tránh được sự xâm nhập của kẻ tấn công từ bên ngoài.
Cuối cùng, việc sử dụng các dịch vụ Serverless Database còn giúp việc tối ưu bảo mật trở nên đơn giản hơn bằng cách sử dụng các tính năng được cung cấp bởi đơn vị triển khai dịch vụ lưu trữ đám mây.
3. Sử dụng Serverless Database để triển khai website Jamstack
3.1 Website Jamstack là gì?
Jamstack là một kiến trúc phát triển web tiên tiến, với mục đích cải thiện hiệu suất và độ bảo mật của các trang web. Đây là một hướng tiếp cận mới trong việc xây dựng trang web, dựa trên ba yếu tố chính: JavaScript, APIs và Markup.
Kiến trúc này tách biệt các phần khác nhau của trang web thành các lớp, để có thể chạy một cách độc lập. JavaScript được sử dụng để xử lý tương tác người dùng, còn API được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa client và server. Markup là các file HTML, CSS và các file tĩnh khác được sử dụng để xây dựng nội dung trang web.
3.2 Ứng dụng dịch vụ đám mây để triển khai website Jamstack
Như đã đề cập ở trên, Serverless là một mô hình ứng dụng đám mây, cung cấp một cách tiếp cận đơn giản và hiệu quả hơn để triển khai và quản lý các ứng dụng đám mây.
Mặc dù đây không phải yếu tố bắt buộc trong Jamstack, tuy nhiên việc kết hợp dịch vụ đám mây với kiến trúc website này sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý, xử lý dữ liệu và tối ưu trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, Serverless còn có thể được sử dụng để thực hiện các chức năng backend cho các ứng dụng Jamstack. Ví dụ, các dịch vụ như AWS Lambda, Firebase Functions hoặc Netlify Functions có thể được sử dụng để xử lý các yêu cầu từ phía người dùng và đưa ra phản hồi tương ứng.
Ngoài ra, các lập trình viên có thể lưu trữ và truy xuất dữ liệu động một cách linh hoạt, mà không cần phải quản lý cơ sở dữ liệu trên máy chủ của mình thông qua dịch vụ này.
Một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng Serverless Database trong Jamstack bao gồm:
-
Lưu trữ các thông tin liên lạc của khách hàng và các yêu cầu đặt hàng trong cơ sở dữ liệu
-
Lưu trữ các bình luận và đánh giá từ người dùng để hiển thị trên trang web
-
Lưu trữ và quản lý nội dung đăng tải trên trang web, bao gồm bài đăng, hình ảnh và video
-
Lưu trữ các dữ liệu về sản phẩm và đơn đặt để quản lý các quy trình bán và giao hàng
4. Những dịch vụ Serverless Database phổ biến hiện nay được sử dụng trong Jamstack
Hiện nay, có nhiều dịch vụ Serverless Database được sử dụng trong Jamstack như sau:
-
Firebase - một dịch vụ đám mây của Google, cung cấp các tính năng như: database, hosting, authentication, analytics, storage, messaging và nhiều tính năng khác.
-
AWS DynamoDB - một dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL, có thể tích hợp với các ứng dụng web Jamstack.
-
FaunaDB - một cơ sở dữ liệu NoSQL được xây dựng dựa trên các công nghệ mới nhất và được thiết kế để hoạt động với các ứng dụng Jamstack. FaunaDB cung cấp một API linh hoạt cho phép lưu trữ dữ liệu, xử lý truy vấn và thực hiện các hoạt động khác.
-
MongoDB Atlas - một dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây MongoDB được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng web Jamstack.
-
Azure Cosmos DB - một dịch vụ đám mây của Microsoft, cung cấp một loạt các cơ sở dữ liệu NoSQL cho các ứng dụng web Jamstack.
4. Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về Serverless Database và cách sử dụng dịch vụ này để triển khai các website Jamstack. Sử dụng dịch vụ đám mây này sẽ giúp cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện nay, việc triển khai các ứng dụng web ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn!