facebook pixel

3 Chỉ Số Quan Trọng Trong Core Web Vitals

4 phút đọc

Core Web Vitals là các chỉ số được đo lường bởi Google giúp các nhà làm web hiểu được cách người dùng trải nghiệm trên một trang web. Core Web Vitals chỉ ra các vấn đề thường gặp về trải nghiệm người dùng thông qua số liệu trong 3 khía cạnh chính của UX/UI, bao gồm:

  • Page loading performance: Hiệu suất tải trang/ Tốc độ tải trang

  • Interactivity: Tương tác dễ dàng

  • Visual stability: Tính ổn định từ góc nhìn của người dùng

Mỗi chỉ số trong Core Web Vitals cho biết các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cách người dùng tương tác và thao tác với trang web, giúp doanh nghiệp có thể xác định và khắc phục các vấn đề kỹ thuật trên trang web của họ. Tuy nhiên những con số này không nói lên tất cả các vấn đề về trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn, chúng ta cần phải tổng hợp và phân tích chúng để khắc phục sự cố một cách hiệu quả và đề xuất phương pháp hợp lý.

1. Largest Contentful Paint (LCP)

Largest Contentful Paint là một trong các chỉ số của Core Web Vitals mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng và xem liệu người dùng có cảm thấy trang web này hữu ích hay không dựa trên thời gian từ lúc họ click vào trang để đọc nội dung trên màn hình hiển thị. Cùng trong khoảng thời gian đó, các bố cục nội dung trong khung màn hình đó có được load nhanh hay không.

Người làm web cần tối tưu tốc độ tải trang để nâng cao trải nghiệm người dùng. Tốc độ load web không chỉ là yếu tố tạo nên một UX hoàn hảo mà còn là nhân tố giúp tăng ranking cho SEO trong Google. Không những thế, tốc độ load trang nhanh còn tác động tích cực đến tỷ lệ tương tác và chuyển đổi so với trang có tốc độ tải chậm.

Google chia LCP thành 3 mức cụ thể: Good - Needs Improvement - Poor tương ứng với các màu Xanh - Vàng - Đỏ. Để có thể thỏa điều kiện Good thì LCP trên các trang của bạn phải nhỏ hơn 2.5. Nếu LCP từ 2.5s đến 4s thì trang web cần cải thiện tốc độ tải trang. Còn nếu 4s trở trên thì bạn cần bắt tay fix ngay và luôn nhé.

2. Cumulate Layout Shift (CLS)

Chỉ số này dùng để đo tính ổn định và mức độ thay đổi đột xuất của các bố cục content, nút CTA, button, banner,... trong màn hình hiển thị trong suốt quá trình tải trang. Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu khi trang web cứ liên tục đẩy và dịch chuyển các bố cục nội dung trong khi họ đang đọc. Điều này rất dễ khiến người dùng bị bấm nhầm và chuyển đến 1 site khác. CLS giúp chúng ta biết được các lỗi như vậy để có thể sửa chữa kịp thời. Google cũng chia CLS thành 3 mức độ đánh giá tương tự LCP: Good - Needs Improvement - Poor. Trang web có trải nghiệm người dùng tốt là trang web có điểm CLS dưới 0,1. Màu vàng – 0.25 trở xuống có nghĩa là cần cải thiện. Màu đỏ – 0.3 có nghĩa là bạn cần khắc phục ngay. Nếu ít nhất 75% trong số các trang web của bạn đáp ứng điểm CLS tốt, thì website đó được phân loại hiệu suất CLS tốt.

3. First Input Delay (FID)

FID đo lường thời gian mà trang phản hồi lại người dùng kể từ khi họ có hành động tương tác đầu tiên trên web. Google rất chú trọng FID do đây là chỉ số phản ánh thực tế cách người dùng tương tác với trang web. Một số tương tác phổ biến như: click menu, nhập mail, đặt hàng, search,.... Các mức độ FID được Google xếp loại như sau:

  • Màu Xanh – 100ms trở xuống: trang tốt ưu tốt

  • Màu Vàng – 300ms trở xuống: trang cần cải thiện 

  • Màu Đỏ – 500ms: cần khắc phục ngay

FID càng thấp thì trang càng dễ dùng và tạo ra ấn tượng tốt với user.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
3 sai lầm trong chiến lược SEO thương mại điện tử cần tránh
Nếu bạn không kết hợp SEO thương mại điện tử vào chiến lược tiếp thị kỹ thuật số của mình, bạn có thể đang bỏ lỡ một cơ hội lớn trong việc gia tăng doanh thu bán hàng. Với chiến lược marketing này, bạn có thể sử dụng những nội dung có giá trị để đạt được kết quả tìm kiếm xếp hạng cao giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu và mang lại nhiều khách hàng chất lượng hơn. Nhưng làm thế nào để bạn biết cái gì hiệu quả và cái gì không? Đâu là những sai lầm thường gặp khi triển khai chiến lược SEO trên web. Cùng tìm hiểu ngay.
6 phút đọc
Cách cập nhật nội dung SEO cũ giúp tăng traffic hiệu quả
Tracey Wallace, Giám đốc Chiến lược Nội dung tại Klaviyo, nói rằng 20-30% bài đăng trên blog của họ mỗi quý là làm mới nội dung hiện có. Đó là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc tối ưu các nội dung SEO cũ trên website. Ngoài ra, trong thực tế rất nhiều doanh nghiệp cũng ứng dụng chiến lược này để tối ưu “sức mạnh” cho website của họ. Và cũng có rất nhiều bài viết đề cập về cách làm mới nội dung. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được chiến lược này một cách cặn kẽ hơn về lý do nên tối ưu, lợi ích đem lại và những nội dung nào cần cập nhật mới.
9 phút đọc
Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals mới được cập nhật của Google
Sau khi giới thiệu chỉ số Core Web Vitals vào năm 2021, Google dần dần điều chỉnh cách đo lường chúng để phản ánh tốt hơn trải nghiệm người dùng thực tế. Tuy nhiên, với việc giới thiệu chỉ số Interaction to Next Paint (INP), Google hiện đã công bố bản cập nhật Core Web Vitals lớn nhất kể từ lần triển khai đầu tiên. Bạn cần làm gì trước khi INP trở thành một chỉ số quan trọng để xếp hạng web? Hướng dẫn này giải thích chỉ số mới của Google và cách bạn có thể tối ưu hóa chỉ số đó.
8 phút đọc

If you need advices
JAMstack Vietnam is ready to help!

© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: 180/9A Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020. Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo