Xây dựng 1 website cần những gì? Những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần biết
Vì sao một số website lại thu hút được hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày trong khi những website khác lại bị lãng quên? Đây là vấn đề nan giải đặt ra cho mỗi doanh nghiệp khi tiến hành xây dựng đại diện trực tuyến trên môi trường số. Một website được xây dựng chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mà còn góp phần đưa hình ảnh thương hiệu đến gần hơn với người dùng. Trong bài viết này, JAMstack Vietnam sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về vấn đề này để giúp bạn hiểu rõ hơn về xây dựng 1 website cần những gì để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Những khó khăn doanh nghiệp thường gặp khi bắt đầu xây dựng website
Xây dựng website không đơn thuần chỉ là việc có một “mặt tiền” trực tuyến. Đằng sau đó là vô số thách thức mà các doanh nghiệp, đặc biệt là những người mới bắt đầu thường gặp phải.
Thiếu hụt kiến thức kỹ thuật là một trong những rào cản lớn nhất. Việc làm chủ các ngôn ngữ lập trình, hiểu biết về cơ sở dữ liệu, hay am hiểu về SEO là những yêu cầu mà không phải ai cũng đáp ứng được.
Bên cạnh đó, hạn chế về thời gian và ngân sách cũng là những yếu tố gây áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp. Một website không được xây dựng bài bản, chất lượng sẽ dễ dàng trở thành một “con dao hai lưỡi”, không chỉ lãng phí nguồn lực mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu. Hậu quả nghiêm trọng nhất có thể kể đến là việc đánh mất cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, đồng thời tạo ra một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho đối thủ.
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ cách xây dựng trang web chuyên nghiệp để có thể sở hữu một trang web đạt hiệu suất tốt nhất sẽ giúp bứt phá doanh thu đồng thời xây dựng được hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
2. Hướng dẫn quy trình xây dựng website chuyên nghiệp, đạt chuẩn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị hướng dẫn thiết kế web chuyên nghiệp với quy trình thực hiện phức tạp. Điều này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi xây dựng website. Dưới đây là quy trình thiết kế web chuẩn chỉnh giúp doanh nghiệp nắm được xây dựng 1 website cần những gì:
2.1 Xác định mục tiêu website
Một trong những điều quan trọng mà rất nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua đó chính là xác định rõ mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh để định hình được loại website mong muốn. Website của bạn được tạo ra để bán hàng online, chia sẻ thông tin, hay đơn giản chỉ là một bộ mặt trực tuyến của doanh nghiệp?
Xác định những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp định hình rõ nét hơn về cấu trúc, nội dung và các tính năng cần thiết của website. Đồng thời, việc xác định đối tượng mục tiêu cũng vô cùng quan trọng. Bạn đang muốn hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, hay một nhóm đối tượng cụ thể nào đó? Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được tuyến nội dung phù hợp.
2.2 Lựa chọn tên miền (Domain)
Tên miền chính là địa chỉ của website trên internet. Một tên miền ngắn gọn, dễ nhớ và phù hợp với thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm. Khi chọn tên miền, bạn cần lưu ý đến các yếu tố như sự độc đáo, tính khả dụng và mối liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
2.3 Chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ (Hosting)
Hosting là dịch vụ cho phép bạn lưu trữ các tệp tin của website trên các máy chủ của nhà cung cấp. Việc lựa chọn một nhà cung cấp hosting uy tín là vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ load trang, độ ổn định và khả năng mở rộng của website. Khi chọn hosting, bạn nên quan tâm đến các yếu tố như dung lượng lưu trữ, băng thông, tốc độ xử lý và các tính năng đi kèm như vấn đề về bảo mật thông tin, hỗ trợ khách hàng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ lưu trữ và nền tảng triển khai đám mây trong Jamstack
2.4 Thiết kế giao diện (UI/UX Design)
Giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) là hai yếu tố quyết định đến sự thành công của một website. Một giao diện đẹp mắt, trực quan và dễ sử dụng sẽ giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất và tăng khả năng chuyển đổi. Các yếu tố quan trọng của một giao diện tốt bao gồm bố cục rõ ràng, màu sắc hài hòa, hình ảnh chất lượng cao và khả năng tương thích trên nhiều thiết bị (responsive).
2.5 Lập trình và phát triển (Development)
Sau khi đã có một thiết kế giao diện hoàn chỉnh, bước tiếp theo là tiến hành xây dựng và phát triển website. Quá trình này bao gồm việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp các tính năng cần thiết như form liên hệ, giỏ hàng, blog,...
2.6 Nội dung chất lượng (Content)
Xây dựng tuyến nội dung phù hợp, chất lượng là yếu tố quan trọng để website có thể tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu. Một nội dung chất lượng, hữu ích và độc đáo sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả. Để tối ưu hóa nội dung cho công cụ tìm kiếm (SEO), bạn cần chú ý đến việc sử dụng từ khóa một cách tự nhiên, xây dựng các tiêu đề hấp dẫn,... Ngoài ra, việc xây dựng các liên kết nội bộ và liên kết ngoài cũng rất quan trọng.
2.7 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là quá trình tối ưu hóa website để đạt được thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm. Một chiến lược SEO hiệu quả sẽ giúp website của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Các yếu tố SEO on-page bao gồm tối ưu tiêu đề, mô tả meta, URL, sử dụng từ khóa và tối ưu tốc độ tải trang. Ngược lại, SEO off-page tập trung vào việc xây dựng các liên kết chất lượng, tăng cường sự hiện diện trên các mạng xã hội.
2.8 Bảo mật website (Security)
Bảo mật là một vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời đại mà các cuộc tấn công mạng diễn ra ngày càng phức tạp. Để bảo vệ website của mình, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các phần mềm, plugin và sử dụng các giải pháp bảo mật như tường lửa, mã hóa SSL,...
2.9 Kiểm tra và ra mắt (Testing and Launch)
Trước khi chính thức ra mắt, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các tính năng, hiệu suất của website. Hãy đảm bảo rằng website hoạt động trơn tru trên các trình duyệt và thiết bị khác nhau. Sau khi đã hoàn tất mọi công đoạn, bạn có thể chính thức ra mắt website và bắt đầu theo dõi hiệu quả của nó.
2.10 Bảo trì và cập nhật (Maintenance and Updates)
Việc bảo trì và cập nhật website là một quá trình liên tục. Doanh nghiệp cần thường xuyên sao lưu dữ liệu, cập nhật các plugin và kiểm tra các lỗ hổng bảo mật. Ngoài ra, việc cập nhật nội dung mới cũng rất quan trọng để giữ cho website luôn bắt kịp với xu hướng của người dùng.
Nắm rõ xây dựng 1 website cần những gì sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những yếu tố cần thiết để sở hữu website chuẩn chỉnh. Hiện nay có rất nhiều công nghệ đa dạng khác nhau nên việc xây dựng một website không quá khó khăn. Tuy nhiên, để website vận hành trơn tru và mang lại hiệu suất tốt nhất thì không phải điều đơn giản. Đồng thời, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ thời gian, kinh nghiệm và nguồn lực để tự thiết kế website.
JAMstack Vietnam - đối tác đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp - mang đến giải pháp phát triển website doanh nghiệp trọn gói dựa trên kiến trúc/công nghệ Jamstack và Single Page App nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp, tạo bước đệm vững chắc để doanh nghiệp chinh phục những cột mốc kinh doanh quan trọng.
3. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết giúp bạn hiểu được quy trình xây dựng 1 website cần những gì. Để sở hữu một website chuyên nghiệp không phải điều dễ dàng. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, công sức và nguồn lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp, cao cấp, “có tâm có tầm” cùng dịch vụ trọn gói và đồng hành cùng phát triển để sở hữu website chất lượng nhất. Hãy liên hệ ngay với JAMstack Vietnam để được tư vấn về dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp trọn gói ngay hôm nay!