facebook pixel

Top 7 sai lầm khi tối ưu web mà bạn cần tránh

8 phút đọc
Top 7 sai lầm khi tối ưu web mà bạn cần tránh

Thời gian khách hàng ở lại website càng lâu chứng tỏ sự quan tâm của họ với thương hiệu của bạn càng cao. Theo đó, tỷ lệ chuyển đổi sẽ tăng lên. Vậy lý do gì khiến khách hàng thoát website của bạn ngay lập tức? Cùng nhìn qua Top 7 sai lầm khi tối ưu web mà bạn cần tránh  để tìm giải pháp tốt nhất cho website của bạn.

1. Thời gian tải trang quá lâu – nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ thoát trang web

 Các nút kêu gọi hành động dày đặc khiến khách hàng bối rối
Liệu bạn có chờ 1 phút đồng hồ để vào xem một website?

Theo đề xuất của Google - công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất hiện nay, thời gian tải trang tối ưu web tốt nhất là dưới 5 giây. Thời gian tải trang đặc biệt quan trọng đối với các website bán hàng.

Một báo cáo của Unbounce vào năm 2019 chỉ ra rằng, thời gian tải trung bình của các website là 15 giây. Khoảng một nửa người dùng gặp vấn đề với tốc độ tải sẽ kiên nhẫn tải lại trang, 22% trong số đó tắt cửa sổ website ngay lập tức và 14% người dùng quyết định xem website đối thủ.

Trong khảo sát trên của Unbounce, 70% người dùng nói tốc độ tải ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của họ. Với mỗi một giây tải chậm, website thương mại điệm tử có thể mất 2.5 triệu Đô la Mỹ doanh thu mỗi năm. Ngoài ra, 79% người mua sắm trực tuyến gặp vấn đề về tốc độ tải trang tuyên bố không quay lại những website này.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi tối ưu web cần giảm tốc độ tải trang xuống thấp nhất có thể. Thời gian tải trang lý tưởng là dưới 2 giây để giữ chân khách hàng. Muốn kiểm tra hiệu suất của website? 5 công cụ kiểm tra tốc độ trang tốt nhất trong năm 2020 sẽ hố trợ bạn một cách hiệu quả.

2. Thiết kế website không khoa học

Không khoa học mà JAMstack Vietnam đang đề cập tới đây bao gồm việc sắp xếp, trình bày các nội dung và hình ảnh trên trang. Bạn chỉ có khoảng 3 giây đầu để gây ấn tượng với người dùng khi họ truy cập vào website – gương mặt của thương hiệu.

Thiết kế website không khoa học
Doanh nghiệp cần tối ưu web trên tất cả các thiết bị di dộng

Website quá nhiều chữ, cỡ chữ không thích hợp hay hình ảnh đơn điệu là các tác nhân gây ấn tượng xấu với khách hàng. Bên cạnh đó, các nội dung trong một website cần được phân chia rõ ràng và sắp xếp theo các bố cục đa dạng. Như vậy, khách hàng sẽ dễ theo dõi và cảm thấy hấp dẫn hơn là cách bố trí đơn điệu.

Chính vì vậy, việc thiết kế website chuyên nghiệp và chỉnh chu là vô cùng quan trọng. Để tối ưu web một cách chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều vào nhân sự. Tuy nhiên, một cách nhanh chóng và tiết kiệm hơn là sử dụng dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp, trọn gói. Tuy nhiên, thực trạng thiết kế website tại Việt Nam không có nhiều công ty có thể làm được điều này.

3. Các nút kêu gọi hành động dày đặc khiến khách hàng bối rối

Sử dụng các nút kêu gọi hành động (CTA) là một phương pháp hiệu quả để điều hướng khách hàng tới trang đích bạn mong muốn. Tuy nhiên, tối đa hóa hiệu quả của các CTA là một điều không hề dễ dàng.

Nhiều lập trình viên lầm tưởng rằng, càng nhiều nút CTA trên một trang thì tỷ lệ thoát trang web sẽ giảm. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Nhiều nút điều hướng khiến khách hàng không thể tìm ra các nội dung họ thực sự cần và bổ ích.

4. Thông tin doanh nghiệp không rõ ràng, không đồng nhất

Bên cạnh việc tối ưu web trên nền tảng kỹ thuật, doanh nghiệp cần thực sự đầu tư vào nội dung. Các thông tin doanh nghiệp phải rõ ràng, minh bạch và có tính liền mạch. Hiện nay có nhiều website cung cấp thông tin doanh nghiệp công khai trên mạng nên khách hàng có thể kiểm tra và xác thực thông tin một cách dễ dàng.

Nếu các thông tin không có sự đồng nhất, khách hàng sẽ nghi ngờ về tính chân thực của chúng cũng như doanh nghiệp. Hậu quả đầu tiên là khách hàng sẽ thoát trang ngay lập tức, thậm chí, họ có thể không bao giờ quay lại website của bạn.

5. Nội dung website “lởm”

Bạn có thể thấy điều này ở các báo “lá cải” khi họ chỉ “giật tít” để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nội dung bài viết hoàn toàn vô nghĩa, không có thực, và thậm chí là chẳng hề liên quan. Nó không chỉ làm khách hàng khó chịu vì tốn thời gian vô ích mà còn tạo ấn tượng xấu về thương hiệu.

Nội dung “lởm” còn có nghĩa là các bài viết hời hợt, cóp nhặt khắp nơi mà không thực sự chuyên sâu. Những nội dung như vậy đầy rẫy khắp nơi trên mạng, vậy vì sao khách hàng nên dừng lại website của bạn lâu hơn? Thay vì chỉ cóp nhặt, hãy đem đến những giá trị thực sự mà người đọc không thể tìm ở nơi khác.

Trong phần nội dung tối ưu web, các liên kết nội bộ (internal links) cũng là một cách điều hướng người đọc, níu chân họ ở lại lâu hơn, và giảm tỷ lệ thoát trang.

6. Hàng loạt pop-up khiến khách hàng thoát trang web

Mục đích chính của pop-up là để lôi kéo sự chú ý của khách hàng tới một số nội dung đặc biệt như chương trình khuyến mãi, quảng cáo hay thu thập thông tin khách hàng. Tuy nhiên, nếu vận dụng chúng một cách tràn lan và không có kế hoạch, bạn chắc chắn khiến khách hàng thoát trang nhanh chóng.

Đối với pop-up về chương trình khuyến mãi, bạn nên thiết lập nó hiển thị ở trang chủ ngay sau khi khách hàng vào website để gây ấn tượng. Trang sản phẩm cũng là nơi lý tưởng để đặt những pop-up này.

Các pop-up quảng cáo sẽ gây sao lãng và khó chịu cho người dùng khiến tỷ lệ người dùng tắt cửa sổ website cao hơn. Phần lớn các website doanh nghiệp không để chế độ liên kết quảng cáo với các website/đối tác khác.

Khi website gắn popup quá nhiều có thể gặp vấn đề về bảo mật
Các pop-up quảng cáo là "con dao 2 lưỡi" khi tối ưu web

Tuy nhiên, vì bảo mật kém mà website doanh nghiệp bị các đối tượng bên ngoài chèn quảng cáo. Nó không chỉ gây ấn tượng xấu cho khách hàng mà còn ảnh hưởng tới danh tiếng của thương hiệu. Do đó, tính bảo mật cần được đặt lên hàng đầu khi thiết kế website.

Pop-up thu thập thông tin khách hàng có nhiều dạng. Nó có thể đơn thuần là một biểu mẫu để khách hàng nhập thông tin vào, hay là yêu cầu khách hàng nhập email để nhận các giá trị khác họ mong muốn. Nếu có nhiều pop-up hay các biểu mẫu yêu cầu thông tin cá nhân, khách hàng sẽ chằng ngần ngại mà tắt trang.

7. Website không thân thiện với các thiết bị di động

Theo các số liệu của Statista – một website chuyên cung cấp các thông tin và số liệu cho ngành công nghệ, 50.81% lượt xem trang đến từ các thiết bị di động trong quý III năm 2020. Đồng thời, trang này cũng chỉ ra hơn 60% lượt truy cập các website thương mại điện tử đến từ thiết bị di động thông minh. Số lượng người sử dụng các thiết bị di động ngày càng tăng lên, và các con số trên chắc chắn sẽ thay đổi rất nhiều trong tương lai.

Website không thân thiện với các thiết bị di động
Tối ưu web thân thiện với giao diện di động giúp doanh nghiệp có thêm nhiều ưu thế.

Do đó, tầm quan trọng của website thân thiện với điện thoại ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, tính đến năm 2019, chỉ có 17% website có bản tích hợp với các thiết bị di động (Theo Báo cáo thương mại điện tử của VECOM năm 2020).

Xem thêm: BÁO CÁO THỰC TẾ VỀ THIẾT KẾ WEBSITE TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Các vấn đề lớn nhất của website khi mở trên cấu hình di động bao gồm sai phông chữ, cỡ chữ quá to hoặc quá nhỏ, hình ảnh không sắc nét, các nút bị lệch khiến việc sử dụng khó khăn, vân vân. Những yếu tố này chắc chắn sẽ tăng tỷ lệ thoát trang.

Trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề cần tránh trong quá trình tối ưu web khiến người dùng thoát trang. Tuy nhiên, 7 lý do trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà nhiều website đang gặp phải. Nếu website của bạn đang gặp các vấn đề trên, hãy theo dõi JAMstack Vietnam để tìm ra giải pháp tối ưu nhất khi thiết kế website.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hệ thống thương mại điện tử B2B và B2C: Sự khác biệt chính trong thiết kế UX
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa mô hình B2B (business-to-business) và B2C (business-to-consumer) là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, trong thiết kế UX (trải nghiệm người dùng), mỗi hệ thống thương mại điện tử lại có những yêu cầu khác nhau để tối ưu hóa hành trình khách hàng. Trong bài viết trước, JAMstack Vietnam đã khái quát về những điểm khác biệt này.
7 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.