facebook pixel

Top 5 Công cụ đo tốc độ tải trang web tốt nhất 2024

12 phút đọc
Top 5 Công cụ đo tốc độ tải trang web tốt nhất 2024

Tốc độ tải trang web đang nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà lập trình và chủ sở hữu website. Các công cụ tìm kiếm hiện nay như Google xem xét yếu tố này là một trong số những tiêu chí hàng đầu để xếp hạng website. Nói cách khác, nếu website của bạn mất nhiều thời gian để tải, Google sẽ ưu tiên các website của đối thủ canh tranh với tốc độ tải nhanh hơn. Do đó, doanh nghiệp hiện nay đặc biệt quan tâm đến tốc độ tải trang, để đảm bảo website của họ luôn được đánh giá cao bởi Google hoặc các công cụ tìm kiếm tương đương, JAMstack Vietnam giới thiệu 5 công cụ đo tốc độ tải trang web tốt nhất và được ưa chuộng nhất trong năm 2024.

1. PageSpeed Insights

PageSpeed Insights là công cụ của Google dành cho các nhà phát triển website và được cung cấp trên nền tảng Lighthouse. Nền tảng này cũng có sẵn thông qua trình duyệt Chrome và Google Analytics (hành vi người dùng > tốc độ website). Tuy nhiên, website của PageSpeed Insights dễ tiếp cận hơn để có thêm thông tin trong việc cải thiện tốc độ tải trang của website của bạn.

PageSpeed Insights
PageSpeed Insights là công cụ đo tốc độ tải trang web đến từ hệ sinh thái Google

1.1.Ưu điểm của công cụ đo tốc độ trang web PageSpeed Insights

- Là công cụ của Google nên kết quả chính xác cho công cụ tìm kiếm này;

- Sử dụng miễn phí và dễ dàng;

- Cung c ấp chi tiết về tốc độ xuất hiện của văn bản và hình ảnh đầu tiên, thời gian để trang tương tác, sự thay đổi bố cục tích lũy, tổng thời gian chặn,...

- Đưa ra đề xuất về cách xử lý các tệp rõ ràng;

- Hiện thị các điểm mà website đã làm tốt.

1.2.Nhược điểm của công cụ

- Thích hợp với các developer hơn là những người dùng phổ thông khác;

- Chỉ số thay đổi khi sử dụng cách trình duyệt và giao diện khác nhau.

1.3.Phân tích

Giao diện của công cụ này khá đơn giản. Chỉ cần nhập URL mục tiêu vào ô phân tích và nó sẽ trả kết quả về như hình dưới đây.

Điểm của website được thể hiện ở rất nổi bật ở ngay giữa với số điểm và màu sắc thể hiện mức độ đánh giá của website. Ví dụ, website trên có tốc độ tải trang đạt 100 điểm, đạt điểm tối đa trên công cụ tìm kiếm Google.

Ngoài tổng điểm chung, công cụ này còn liệt kê các chỉ số khác một cách chi tiết. Đồng thời, Pagespeed Insights còn đưa ra hai chức năng Cơ hội để đưa ra các giải pháp cải thiện thời gian tải trang và Chẩn đoán để cung cấp chi tiết, cụ thể hơn về các vấn đề cần cải thiện. Đây là một công cụ miễn phí tuyệt vời, cung cấp cái nhìn tổng quan, nhưng nó nhắm đến các nhà phát triển website hơn là các quản trị viên website. Vì vậy, người dùng bình thường có thể không hiểu tất cả thông tin hiển thị.

2. GTmetrix

GTmetrix là một công cụ đo tốc độ tải trang web dễ sử dụng dựa trên máy chủ tại Canada.

công cụ đo lường tốc độ web  GTmetrix
Công cụ đo tốc độ tải trang web GTmetrix sử dụng tại máy chủ Canada

2.1.Ưu điểm của công cụ

- Giao diện thân thiện với người dùng bằng cách thể hiện kết quả qua các đồ thị;

- Công cụ đo tốc độ tải trang web cũng đưa ra các chỉ số như thời gian kết nối, thời gian chuyển hướng, thời gian tải toàn bộ trang,...

- Đánh giá các chỉ số theo mức độ;

- Đưa ra các giải pháp và ví dụ đính kèm;

- Phiên bản miễn phí dễ hiểu cho người sử dụng thông thường.

2.2.Nhược điểm của công cụ

- Máy chủ tại Canada dẫn đến kết quả không hoàn hảo;

- Kết quả khác nhau khi sử dụng trình duyệt khác nhau.

2.3.Phân tích

GTmetrix sử dụng nhiều đồ thị và màu sắc để người dùng dễ theo dõi và dễ hiểu kết quả hơn. Các vấn đề nổi bật cần được xử lý sẽ được tổng hợp tại một phần riêng biệt theo mức độ từ cao xuống thấp. Khi ấn vào từng vấn đề, người dùng sẽ tìm thấy các gợi ý và ví dụ. Thông tin chi tiết về thời gian tải toàn trang và khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên trang website đó. Nhờ đó, chúng ta biết được yếu tố làm giảm tốc độ tải trang để xử lý tốt hơn.

Ngoài phiên bản miễn phí, GTmetrix cũng cung cấp các gói trả phí với nhiều tùy chọn hoặc các gói mặc định. Phiên bản pro cho phép theo dõi số lượng URL lớn hơn và có cơ sở thời gian được cập nhật thường xuyên hơn.

3. Dareboost

Công cụ đo tốc độ tải trang web Dareboost cho phép sử dụng chức năng kiểm tra tốc độ trang miễn phí bằng cách đưa ra một báo cáo về chất lượng và hiệu suất thông qua giao diện đồ họa đơn giản và thân thiện với người dùng. Một danh sách dài các gợi ý chính được trình bày rõ ràng, cung cấp thông tin chi tiết hữu ích và dễ dàng truy cập cho người dùng mới cũng như các nhà phát triển website.

Dareboost có giao diện thân thiện với người dùng bằng cách thể hiện kết quả qua các đồ thị
Dareboost có giao diện thân thiện với người dùng bằng cách thể hiện kết quả qua các đồ thị

3.1.Ưu điểm của công cụ

- Giao diện thân thiện với người dùng bằng cách thể hiện kết quả qua các đồ thị;

- Cả người dùng thông thường và người dùng chuyên nghiệp có thể hiểu;

-  Công cụ đo tốc độ tải trang web cho ra kết quả giữa các trình duyệt đồng nhất hoặc có sai số rất nhỏ;

- Báo cáo chi tiết các chỉ số;

- Nêu rõ các vấn đề cần giải quyết và các gợi ý, mẹo để cải thiện;

- Đưa ra các điểm website đã làm tốt.

3.2.Nhược điểm của công cụ

- Phiên bản miễn phí chỉ có phiên bản tiếng Pháp.

3.3.Phân tích

Cũng như GTmetrix, Dareboost sử dụng nhiều đồ thị và màu sắc để thể hiện kết quả một cách rõ ràng và dễ hiểu. Phần phân tích chi tiết không chỉ nêu ra các vấn đề chi tiết mà còn đính kèm các mẹo và các ví dụ thực tế. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí của công cụ kiểm tra tốc độ website chỉ có kết quả bằng tiếng Pháp.

Để nhận kết quả công cụ đo tốc độ tải trang web tiếng anh cũng như tải báo cáo về lưu trữ, người dùng cần phải trả phí cho các phiên bản cao cấp hơn. Bạn có thể tự chọn các chức năng trong gói dịch vụ của riêng mình hoặc sử dụng một trong các gói mặc định hiện có. Cả hai gói này đều cung cấp quyền truy cập nhiều người dùng cũng như báo cáo phân tích không giới hạn. Gói trả phí của Dareboost còn cung cấp nhiều chức năng hơn như cho phép tăng số lượng trang và giảm khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra.

Nhìn chung, Dareboost là một công cụ kiểm tra tốc độ trang miễn phí tuyệt vời để cung cấp một cái nhìn tổng quan chung, dễ sử dụng cho người dùng phổ thông. Nó đặc biệt hữu ích cho những người mới sử dụng với mong muốn tìm một số thông tin chi tiết để cách cải thiện tốc độ trang của họ.

4. Pingdom

Pingdom cũng là một công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí mà cả cả người dùng mới và người dùng chuyên nghiệp có thể sử dụng. Nó cung cấp thông tin hữu ích để giúp xác định các cách có thể cải thiện tốc độ trang website.

Giao diện của pingdom khá giống với GTmetrix
Giao diện công cụ đo tốc độ tải trang web của pingdom khá giống với GTmetrix

4.1.Ưu điểm của công cụ

- Giao diện đẹp, đơn giản và dễ hiểu;

- Thích hợp với người mới sử dụng;

- Đo được kết quả và điểm nghẽn tại các điểm khác nhau trên thế giới.

4.2.Nhược điểm của công cụ

- Phiên bản giới hạn khá cơ bản, không có nhiều chức năng;

- Không có nhiều tác dụng với các nhà phát triển website;

4.3.Phân tích

Giao diện của pingdom khá giống với GTmetrix, nó cung cấp một tập hợp các chỉ số ngắn gọn, cùng với thông tin về nội dung và tệp thông qua các biểu đồ. Với cách bày trí đơn giản, công cụ này thích hợp cho cả người dùng mới tới các chuyên gia. Pingdom xác định loại tệp nào có thể làm chậm website của bạn, CSS, hình ảnh, JavaScript hay thậm chí các miền mà chúng được tải từ đó. Một điểm cộng của công cụ này là bạn có thể kiểm tra tốc độ tải của trang tại một số nơi trên thế giới dù bạn đang ở bất kì đâu. Điều này không chỉ làm cho Pingdom hữu ích trong tăng tốc độ tải trang web mà nó còn hiệu quả trong việc xác định các điểm nghẽn tiềm ẩn cho người dùng toàn cầu.

>>> Mời bạn xem thêm: 4 Lợi ích khi website sở hữu cấu trúc Jamstack

Phiên bản miễn phí của Pingdom tương đối cơ bản và cung cấp ít thông tin hành động hơn so với các phiên bản khác. Nó giúp người dùng chưa có kinh nghiệm xử lý tốc độ website rất tốt, nhưng có lẽ không đem lại nhiều tác dụng cho các nhà phát triển website ngoại trừ việc cung cấp các chỉ số tổng quan.

5. Alertra

Alertra cung cấp dịch vụ ping đơn giản và miễn phí để theo dõi thời gian hoạt động của (các) trang website. Mặc dù về mặt kỹ thuật, Alertra không phải là một công cụ đo tốc độ trang thực sự mà nó giống như công cụ để kiểm tra các kết nối toàn cầu. Tính tới thời điểm hiện tại, nó vẫn là dịch vụ ping tốt nhất và phổ biến nhất.

5.1.Ưu điểm của công cụ đo tốc độ tải trang web

- Cung cấp kết quả từ các địa điềm khác nhau trên thế giới (Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á);

- Xác định các điểm tắc nghẽn kết nỗi tiềm ẩn;

- Phiên bản nâng cao có nhiều dịch vụ như như HTTP, PING, TCP, SMTP, POP3, IMAP4, TELNET, SSH, DNS, NNTP, FTP và MySQL.

5.2.Nhược điểm của công cụ

- Không phải một công cụ đo tốc độ trang đơn thuần;

- Phiên bản miễn phí có ít chức năng;

- Để sử dụng phiên bản miễn phí, người dùng cần phải điền thông tin và gửi yêu cầu tới đội ngũ của Alertra.

5.3.Phân tích

Phiên bản miễn phí về cơ bản chỉ xác định được trang web của bạn có đang trực tuyến và khả dụng cho người dùng internet hay không, đồng thời cung cấp kết quả từ các địa điểm khác nhau trên thế giới mà cụ thể là Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Những kết quả này bao gồm thời gian và tỷ lệ phản hồi để xác định tốc độ tải trang của bạn toàn cầu và làm nổi bật các điểm tắc nghẽn kết nối tiềm ẩn. Tuy nhiên, giá trị thực của Alertra là thông qua việc sử dụng gói trả phí của nó. Bạn có thể dễ dàng theo dõi nhiều trang cùng với nhiều dịch vụ như HTTP, PING, TCP, SMTP, POP3, IMAP4, TELNET, SSH, DNS, NNTP, FTP và MySQL.

Mặc dù bài viết này nên tập trung đơn giản vào việc cải thiện tốc độ tải trang, nhưng một dịch vụ giám sát trang website như Alertra xứng đáng có một vị trí trong danh sách. Thực tế là, cho dù bạn sử dụng CSS, JavaScript hoặc hình ảnh của mình như thế nào, nếu dịch vụ chính thất bại thì website của bạn không chỉ có khả năng tải chậm mà còn không hoạt động bình thường. Bạn cần phải cân nhắc điều này thật nghiêm túc bên cạnh việc tối ưu hóa chung.

>>> Mời bạn tham khảo thêm các dự án JAMstack Việt Nam đã thực hiện

Nhìn chung, với người dùng thông thường, quản trị viên website thì GTmetrix có vẻ thích hợp nhất với các chỉ số chi tiết và dễ hiểu. Tuy nhiên, PageSpeed Insights lại tích hợp với các thuật toán của Google – công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay, nên nó đưa ra kết quả chính xác hơn với phần lớn người dùng. Mục đích cuối cùng của việc kiểm tra tốc độ tải trang web là tìm ra giải pháp tối ưu trải nghiệm người dùng và tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

Việc sử dụng các công cụ đo tốc độ tải trang web thường xuyên có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng và đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Trên tất cả, việc tối ưu tốc độ tải website cần phải được làm ngay từ bước ban đầu khi lập trình website. Một cấu trúc website tốt là nền tàng quan trọng để có một website hoạt động ổn định với khả năng lên top tìm kiếm của các công cụ như Google, Ping, Yahoo... Nếu bạn cần hỗ trợ kiểm tra tốc độ tải trang web doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật viên của JAMstack Vietnam tại đây.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
E-commerce Content: Xây dựng nội dung cho website thương mại điện tử thu hút khách hàng
E-commerce Content chiến lược nội dung luôn là một phần không thể thiếu để xây dựng một website hiệu quả, thu hút được nhiều khách truy cập, cho dù đó là website branding hay bán hàng. Tuy nhiên, một số trang web thương mại điện tử vẫn chưa thực sự coi trọng và đầu tư vào việc xây dựng chiến lược nội dung cho mình.
8 phút đọc
5 Lợi ích khi sử dụng WebP cho website
WebP là gì? WebP là một loại tệp hình ảnh do Google tạo ra để cung cấp khả năng nén hình ảnh mất dữ liệu (lossy) và không mất dữ liệu (lossless) cho web. Lossless có nghĩa là mọi bit dữ liệu gốc sẽ giữ nguyên sau khi tệp được giải nén. Ra mắt vào năm 2011, WebP đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi từ năm 2020. Các tệp WebP có thể được nhận dạng ở phần đuôi của tên tệp .webp. WebP là một công nghệ sử dụng mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể tải xuống và đăng tải lên. Định dạng WebP giúp giảm kích thước của hình ảnh khi nén mà không làm giảm chất lượng của ảnh. WebP có kích thước nhỏ hơn 26% so với tệp PNG và nhỏ hơn 23-24% so với tệp JPG. Kích thước hình ảnh WebP có thể lên đến 16383 × 16383 pixel.
4 phút đọc
HTTP Status Code - Các mã trạng thái HTTP quan trọng cần biết trong SEO
Mã trạng thái HTTP là sự phản hồi của máy chủ đối với yêu cầu của trình duyệt. Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ của trang web và sau đó máy chủ sẽ phản hồi yêu cầu của trình duyệt bằng một mã gồm ba chữ số gọi là HTTP status code.
5 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo