facebook pixel

5 Tips bắt kịp xu hướng thiết kế trang web e-commerce 2022

5 phút đọc
5 Tips bắt kịp xu hướng thiết kế trang web e-commerce 2022

Năm 2022 sẽ là khoảng thời gian cho quá trình phục hồi nền kinh tế, các doanh nghiệp đang phát triển theo hướng mới mẻ hơn. Để giúp doanh nghiệp của bạn có thể duy trì khả năng cạnh tranh trong ngành e-commerce (thương mại điện tử), JAMStack chia sẻ đến các bạn danh sách các xu hướng thiết kế dành cho trang web thương mại điện tử hot nhất năm 2022.

1. Thanh menu nằm dọc

Từ trước đến nay, đa số mọi người đều mặc định sử dụng menu ngang trên trang web. Xét cho cùng, các nền tảng thương mại điện tử trước đây thường được người dùng trải nghiệm trên màn hình lớn như máy tính để bàn và máy tính xách tay. Tuy nhiên, ngày nay, khi có tới 68% người dùng truy cập các trang web bằng điện thoại di động, các nền tảng thương mại điện tử cũng dần chú trọng thiết kế theo tiêu chí mobile-friendly. Có một thực tế rằng thanh menu nằm ngang có thể gây bất tiện cho người dùng trên màn hình di động hẹp, vậy nên,ngày càng nhiều trang web thương mại điện tử có thiết kế thanh menu được căn chỉnh theo chiều dọc.

Menu dọc có thể nằm ở hai bên của trang nên không tốn nhiều không gian. Đối với máy tính để bàn, menu dọc còn giúp người dùng thao tác với các liên kết điều hướng (navigational links) mà không bị menu sổ xuống che mất phần nội dung trang. Thanh menu được căn chỉnh theo chiều dọc rất trực quan và thiết thực. Các nhà làm web còn bắt đầu kết hợp menu ngang cho các liên kết điều hướng chính với menu dọc cho các liên kết phụ.

2. Bố cục độc đáo

Layout giúp thông tin trên trang web được sắp xếp 1 cách hấp dẫn, thu hút người đọc. Nhờ vào các layout bố cục độc đáo mà một số doanh nghiệp đã thoát ra khỏi khuôn mẫu nhàm chán. Các yếu tố mới mẻ được áp dụng như video có tính tương tác, ảnh động,... đem lại cho tranh web sự trải nghiệm thú vị như một phong trưng bày nghệ thuật độc đáo. Layout độc đáo thúc đẩy người dùng tương tác nhiều hơn, tỷ lệ brand retention - giữ chân khách hàng lâu hơn, dẫn đến CR - tỉ lệ chuyển đổi cũng tăng theo.

3. UI - Giao diện giọng nói người dùng

Voice user interface (viết tắt VUI) là công nghệ tương tác với các thiết bị thông qua giọng nói được sử dụng rộng rãi trong các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Apple, Google, Meta và Amazon. Chúng ta có thể đã quen thuộc với các trợ lý giọng nói phổ biến như Alexa của Amazon hay Siri của Apple. Các doanh nghiệp hiện nay nhận ra lợi ích của việc tích hợp công nghệ AI vào nền tảng thương mại điện tử thông qua VUI. Người dùng sẽ luôn được hỗ trợ và duy trì các cuộc đối thoại mà không cần phải tương tác trực tiếp với nhân viên CSKH, tạo ra trải nghiệm người dùng được cá nhân hóa và hiệu quả cao.

4. Thương mại điện tử đa sản phẩm

Với hơn 500.000 thương hiệu và hàng tỷ nền tảng thương mại điện tử trên toàn thế giới, việc nắm bắt thị trường với nhiều nhu cầu khác nhau từ khách đã trở thành một thách thức. Để duy trì tính cạnh tranh, các tập đoàn lớn cần phải phấn đấu trở thành một cửa hàng tổng hợp.

Ví dụ như Amazon, một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất trên thế giới, đã phát triển từ việc bán các mặt hàng ở nhiều category sang cung cấp Dịch vụ Web. Đa dạng hóa bằng cách thêm sản phẩm mới và mở rộng sang các thị trường liên quan giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh và chiếm được thị trường lớn hơn.

5. Áp dụng ​​Headless Commerce

Đối với các website truyền thống thì front-end và back-end sẽ được hoạt động dựa trên cùng một nền tảng và kết nối chặt chẽ với nhau, mọi thay đổi trên website sẽ được chỉnh sửa front-end và back-end trong cùng một lúc. Còn đối với Headless Commerce, back-end và front-end được tách rời với nhau và hoạt động một cách động lập trên hai hệ thống riêng biệt. Người lập trình có thể tiết kiệm thời gian khi chỉ cần làm việc trên front-end hoặc back-end, tính năng trang web sẽ nhanh chóng được cập nhật mà không gây gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như các tính năng back-end khác. Front-end sẽ chỉ lấy thông tin từ back-end khi cần thiết nên lượng dữ liệu mà người dùng cần để tải xong trang sẽ được giảm một cách đáng kể và từ đó các trang web cũng load nhanh hơn.

 

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân từ khóa SEO tụt hạng? Cách khắc phục hiệu quả
Nguyên nhân từ khóa SEO tụt hạng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nên, điều quan trọng là nắm vững cách khắc phục để đảm bảo sự hiệu quả trong việc tối ưu hóa SEO. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các biện pháp cần thực hiện để đưa từ khóa trở lại vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
8 phút đọc
Nguyên nhân khiến Google không index bài viết trên web
Thiết kế website là quy trình kéo dài từ việc thiết kế, viết mã, đến xây dựng nội dung với mục tiêu tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi, website có thể gặp vấn đề như không được lập chỉ mục (index) hoặc bị loại khỏi danh sách lập chỉ mục của Google. Chắc chắn rằng, không một người làm SEO nào muốn điều đó xảy ra.
8 phút đọc

KINDLY LEAVE YOUR INFOMATION, WE WILL RESPONSE WITHIN 24 HOURS

Representative official office
Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: Unit 4-Floor 3 Block B Jamona Heights, 210 Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo