facebook pixel

Vì sao trang lỗi 404 sáng tạo có thể cải thiện trải nghiệm người dùng?

6 phút đọc
Vì sao trang lỗi 404 sáng tạo có thể cải thiện trải nghiệm người dùng?

Việc tạo trang báo lỗi 404 có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của bạn trong một dự án thiết kế website, nhưng những trang báo lỗi 404 (Lỗi khi khách hàng truy cập 1 url không tồn tại) là một phần không thể thiếu của website.

Tất nhiên, bạn sẽ không muốn người dùng nhìn thấy trang 404 một cách thường xuyên, nhưng với những mẫu trang 404 sáng tạo, bạn sẽ khiến khách hàng cảm thấy giải trí, thậm chí tăng nhận diện thương hiệu! Tham khảo bài viết dưới đây để biết được tầm quan trọng của trang 404 trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng.

Lỗi 404 Not Found là gì?

Trang lỗi 404 là trang mà người đọc sẽ thấy khi họ muốn đến một trang không tồn tại trên website của bạn. Có thể link đến trang đó bị hỏng, hoặc trang đó bị xóa hoặc họ gõ nhầm… Hay nói cách khác trang 404 là trang báo lỗi của server một khi có yêu cầu của người đọc muốn xem một trang không tồn tại trong database của nó.

Một số hình thức thông báo lỗi 404 Not Found thường thấy trên các website:

  • 404 Error; Error 404.

  • 404 Not Found.

  • Error 404 Not Found.

  • The requested URL [URL] was not found on this server (Yêu cầu tìm kiếm URL không thể tìm thấy trên máy chủ).

  • HTTP 404 (lỗi giao thức kết nối).

  • 404 File or Directory Not Found (không thể tìm thấy tệp hoặc danh mục muốn truy vấn).

  • HTTP 404 Not Found (không thể tìm thấy giao thức kết nối).

  • 404 Page Not Found (không thể tìm thấy trang).

Nguyên nhân gây ra lỗi?

Thực tế, có rất nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng lỗi 404, về khía cạnh kỹ thuật, lỗi này đa phần xuất phát từ việc trang của bạn truy cập đã không còn nữa, bị người quản trị xóa hoặc đã được chuyển tới một trang khác nhưng hoàn toàn không có sự chuyển hướng URL. ngoài ra, cũng có thể bạn đã nhập sai địa chỉ URL mà bạn không để ý thấy. Còn đối với phương diện là người quản trị website, nhìn chung nguyên nhân xảy ra lỗi 404 thường có 3 vấn đề cơ bản như sau:

URL bị thay đổi

URL là địa chỉ định danh của các tệp, bài viết và website trên Internet. Nếu bạn thay đổi địa chỉ từ cũ sang mới mà không thông báo cho các trình duyệt tìm kiếm thì khi người dùng truy cập URL cũ sẽ bị lỗi 404. Ví dụ bạn thay đổi từ từ tên miền abc.com sang xyz.com thì khi đó người dùng sẽ không thể tìm thấy tên miền cũ abc.com trên các công cụ tìm kiếm mà chỉ hiển thị lỗi 404 Not Found.

Sai sót khi bật mod_rewrite

Đây là lỗi trong kỹ thuật cài đặt web, nếu bạn gặp sai sót thì khi chuyển hướng URL, các truy vấn trên web cũng không thể được tìm thấy.

Tạo sai mã code

Mỗi website sẽ được các developer tạo lập bằng cách gõ các mã code. Chính vì vậy, nếu quá trình này thực hiện không cẩn thận thì chỉ cần một sai sót về dấu chấm, dấu ngoặc (“),... cũng đều khiến website báo lỗi 404 Error.

Lỗi 404 gây ảnh hưởng gì đến trải nghiệm người dùng?

Việc trang 404 xuất hiện trên một website là không thể tránh khỏi, điều này có thể xuất phát từ sai sót của người thiết kế web hoặc có thể xuất phát từ người dùng khi họ nhập sai địa chỉ URL. Không tìm thấy trang mong muốn có thể sẽ khiến người dùng cảm thấy thất vọng, bực bội dẫn đến làm tăng tỷ lệ thoát trang và giảm traffic. Bên cạnh đó, lỗi 404 còn khiến trang web của bạn bị Google đánh giá thấp và gây ảnh hưởng xấu đến SEO hay thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Để hạn chế những hậu quả này, trang 404 cần phải được thiết kế một cách có hiệu quả, khiến khách hàng cảm thấy hài lòng thay vì thất vọng. Đó có thể là dòng thông báo không tìm thấy trang và lời xin lỗi kèm theo đó là liên kết điều hướng khách truy cập tới trang chủ hoặc những nội dung hấp dẫn khác trên website, bạn có thể thêm vào đó một vài yếu tố sáng tạo, hài hước để khách hàng cảm thấy vui vẻ hơn.

Cách tạo trang 404 giúp cải thiện trải nghiệm người dùng

Sử dụng từ ngữ thân thiện

Một trang 404 thân thiện với người dùng, đồng nhất và mang cá tính của website và business của bạn sẽ tốt hơn nhiều một bảng thông báo “lạnh lùng” – Not Found. Một lời xin lỗi là rất cần thiết dù đó là lỗi của bạn hay của khách truy cập, khi đó khách hàng sẽ vẫn cảm thấy hài lòng mặc cho việc không tìm thấy trang web mà họ mong muốn.

Một trang 404 có ích sẽ cho người dùng biết vì sao tìm kiếm của họ lại Not Found – do họ gõ sai địa chỉ, nội dung đã bị dời đi, do website, server, hay tín hiệu mạng.

Liên kết điều hướng

Yếu tố thứ hai để có một trang 404 tốt đó là liên kết điều hướng, thay vì để khách truy cập thoát ra vào lại thì bạn có thể điều hướng họ về thẳng trang chủ hoặc những nội dung khác có thể họ cũng đang tìm kiếm. Liên kết điều hướng sẽ giúp tìm thấy nội dung khách hàng mong muốn nhanh chóng hơn với ít thao tác hơn, từ đó khiến họ cảm thấy hài lòng hơn thay vì thất vọng về website. 

Thiết kế sáng tạo và dễ hiểu

Một thế kế sáng tạo và dễ hiểu bằng hình ảnh sẽ giúp khách hàng biết được vấn đề họ đang gặp phải một cách nhanh chóng hơn và sẽ rất tốt nếu như thiết kế của bạn có thêm yếu tố hài hước mang lại cảm giác vui vẻ hơn cho khách truy cập.

Một số thiết kế trang 404 sáng tạo

Amazon

Flickr

Adobe

Canva

Dribbble

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vòng đời khách hàng - Tối ưu chuyển đổi trên từng điểm chạm
Trên con đường kinh doanh, vòng đời khách hàng là một hành trình dẫn đến sự thành công bền vững. Từ khi lần đầu khách hàng tiếp xúc với thương hiệu đến sau khi giao dịch hoàn tất, mỗi điểm chạm đều có vai trò quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Do đó, việc khéo léo tối ưu hóa mỗi bước trong quy trình này là chìa khóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
8 phút đọc
Chân dung người dùng: Phát triển sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm
Xây dựng chân dung người dùng là một cách tuyệt vời để đảm bảo ứng dụng tạo được một sản phẩm số phù hợp và mang tính cá nhân hoá đối với từng nhóm người dùng cụ thể. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách xây dựng chân dung người dùng có thể trở thành kim chỉ nam cho việc tạo ra các sản phẩm số đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất.
10 phút đọc
Design Thinking và Visual Thinking trong phát triển website - sản phẩm số
Sự khác biệt chính giữa tư duy thiết kế (Design Thinking) là một phương pháp giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế giao diện. Trong khi đó tư duy trực quan (Visual Thinking) là tập hợp các công cụ có thể khiến các giải pháp hoặc ý tưởng phức tạp trở nên dễ hiểu hơn bằng cách trực quan hoá chúng.
8 phút đọc
Tối ưu UX: Cái bẫy của sự “thấu hiểu người dùng” trong sản phẩm số
Việc thấu hiểu người dùng có thể nói là một yếu tố tiên quyết khi tối ưu UX và phát triển sản phẩm số. Tuy nhiên, sự quá tập trung vào người dùng cũng có thể dẫn đến một cái bẫy nguy hiểm - vòng lặp chết của sản phẩm (Product Death Cycle). Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và cách tránh rơi vào tình thế khó khăn này.
9 phút đọc

KINDLY LEAVE YOUR INFOMATION, WE WILL RESPONSE WITHIN 24 HOURS

Representative official office
Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: Unit 4-Floor 3 Block B Jamona Heights, 210 Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo