facebook pixel

10 Cách tối ưu liên kết nội bộ (Internal link)

9 phút đọc
10 Cách tối ưu liên kết nội bộ (Internal link)

Internal link, hay liên kết nội bộ, không chỉ điều hướng người dùng, tăng tỷ lệ ở lại trang mà còn tạo ra một cấu trúc website thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc tối ưu hóa internal link không hề đơn giản. JAMstack Vietnam sẽ đưa ra 10 cách hiệu quả để các internal link mang lại giá trị cao hơn cho website của bạn.

1. Sử dụng Breadcrumb (thẻ điều hướng) thông minh

Breadcrumb được ví như một sơ đồ của trang web. Ngoài việc hỗ trợ người dùng biết được vị trí của mình trên website, breadcrumb còn giúp điều hướng người dùng trở lại nội dung trước đó mà không cần sử dụng nút “Quay lại” truyền thống.

Breadcrumb được ví như một sơ đồ của trang web
Breadcrumb được ví như một sơ đồ của trang web

Ví dụ: Trang chủ > Danh mục con > Sản phẩm

Các danh mục chính và trang tổng hợp sản phẩm của doanh nghiệp gồm rất nhiều liên kết và sự chú ý của người dùng. Vì vậy, hãy tận dụng chúng như một cơ hội để dẫn người dùng đến những trang con khác tại website của bạn.

Chèn quá nhiều internal link không những kiến người dùng mất tập trung vào nội dung, mà còn dễ dàng khiến chúng không hoạt động được đúng công dụng ban đầu.

Các lỗi thường xảy ra như: URL không tồn tại, URL chưa được cập nhật trên trang,... có thể là một trong những nguyên nhân khiến liên kết không hoạt động. Bạn nên rà soát lại tất cả các liên kết hiện có của doanh nghiệp để sửa chữa trước khi quyết định tạo thêm các liên kết mới.

Đối với các trang web có nhiều nội dung và nhiều bộ sưu tập, bạn nên lập ra một danh sách gồm những liên kết cần kiểm tra định kỳ trước khi rủi ro xảy ra, JAMstack Vietnam sẽ hướng dẫn bạn ở mục 4.

Xem thêm: Tổng quan về Technical SEO

3. Xác định và chuyển hướng lại các chuỗi dữ liệu kịp thời

Điều này thường nên làm đối với các trang có nhiều lượt truy cập và nhiều dòng sản phẩm.

Ví dụ: Đối với các sản phẩm hết hàng, hãy điều hướng người dùng đến trang có những sản phẩm tương tự. Hoặc bạn có thể rút ngắn hành trình bằng cách thiết kế cho trang web phần gợi ý sản phẩm ngay bên dưới mỗi sản phẩm chính. Cách khác, để giúp mở rộng nhu cầu của người dùng hơn, bạn có thể điều hướng họ về lại trang bao gồm tất cả những sản phẩm của doanh nghiệp.

Cách tốt nhất để có thể tối ưu khả năng hiển thị giữa các liên kết là sắp xếp chúng theo thứ tự.

tối ưu liên kết nội bộ một cách có tổ chức
Đặt và sắp xếp các internal link một cách có tổ thức giúp bạn dễ dàng quản lý.

Mỗi trang nên có một cột chính liên kết đến nội bộ để bạn có một điểm tham khảo xem nội dung như thế nào. Điều này cũng dễ dàng giúp bạn có thể xác định được đâu là trang đơn và trang liên kết trên/dưới.

Bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Outbound Link Manager. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa link/anchor text và thêm/xóa thẻ nofollow với chỉ một click chuột. Bạn cũng có thể lọc bài viết dựa trên ngày xuất bản và chuyên mục. Cách thủ công khác, hãy sử dụng Google trang tính để quản lý link của mình theo topic tránh bị bỏ sót.

5. Khắc phục các lượt nhấp không hiệu quả

Đây là một vấn đề thường gặp của doanh nghiệp thuộc thị trường ngách. Nếu khách hàng phải mất quá nhiều lần nhấp chuột để đến được với trang sản phẩm họ cần thì bạn nên suy nghĩ đến việc rút ngắn quãng đường đó để tiếp cận đến khách hàng nhanh hơn. Các chuyên gia gợi ý rút ngắn dưới 3 lượt nhấp chuột. Tuy nhiên, điều này có thể khiến nội dung sẽ trở nên hơi khó hiểu đối với người dùng vì mức độ liên quan giữa các trang sẽ không còn bám sát với nhau.

3 lần nhấp chuột từ trang chủ được cho là điều hướng tốt, tuy nhiên, điều này không có nghĩa website có 5 lượt nhấp chuột có thứ hạng thấp hơn. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng điều hướng người dùng rõ ràng và các trang quan trọng như: Sản phẩm hàng đầu, sản phẩm bán chạy, sản phẩm được yêu thích nhất,… đều được truy cập một cách nhanh chóng.

Các vị trí đắt giá như: chân trang, đầu trang, thanh menu phía trên và hai bên của website thường có giá trị kinh doanh cao. Vì vậy bạn nên cân nhắc chèn các liên kết nội bộ mang đến giá trị kinh doanh cao vào các vị trí trên.

thanh footer của jamstackvietnam.com
Thanh footer của jamstackvietnam.com 

Ví dụ, website của JAMstack Vietnam chứa biểu mẫu ở mỗi trang để khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi nhanh chóng. Như đã nêu ở trên, với một lượt nhấp chuột, tỷ lệ người dùng thoát trang càng cao và tỷ lệ chuyển đổi sẽ càng giảm. Do đó, đây là cách hỗ trợ kinh doanh hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng.

Lưu ý: Một liên kết nhanh và mạnh sẽ dễ dàng kích thích khách hàng nhấp chuột và tạo ra hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu điều đó là mất đi tính chuyển đổi của liên kết ban đầu thì không nên.

7. Loại bỏ các liên kết không hữu ích

Trang có hàng trăm liên kết sẽ làm ảnh hưởng tới giao diện của web và trải nghiệm người dùng. Việc điều hướng khách hàng đi quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy rắc rối, dễ thoát ra khỏi website. Lúc này thời gian người dùng ở lại trang của bạn sẽ bị giảm sút và mất đi khả năng xếp hạng của trang.

Hãy tự hỏi rằng: Mỗi liên kết được đặt vào có thật sự thiết yếu không? Liệu chúng có nên được bổ sung vào? Việc thêm liên kết có gây nhầm lẫn cho hành vi của người dùng không? Hoặc chúng có phục vụ được cho mục đích kinh doanh đã được đặt ra ban đầu chưa?

Xây dựng hàng nghìn liên kết trên trang là một công việc không hề nhỏ. Chẳng ai xây dựng 100.000 liên kết theo cách thủ công cả.

Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tạo liên kết nội bộ một cách tự động. Cho dù các liên kết nội bộ được tích hợp vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) hay nhờ lệnh chèn vào nội dung/danh mục liên quan thì khả năng mở rộng được liên kết nội bộ cũng là việc đáng được quan tâm.

Dù tự động hóa tốt nhưng sơ đồ website thủ công vẫn mang lại hiệu quả cao và không thể thiếu cho website. Thật tệ khi phải tiếp quản một website không được lên kế hoạch sử dụng chế độ tự động hóa liên kết ngay từ ban đầu.

Một số vị trí phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu để xây dựng các liên kết tự động như breadcrumb (xem ở mục 1), đề xuất các danh mục hoặc sản phẩm có liên quan,…

9. Lên kế hoạch liên kết khi sản xuất nội dung

Đối với các phần nội dung mới, nên có các liên kết dẫn đến từ các trang có liên quan hoặc có ý nghĩa.

Tuy nhiên, dù các trang danh mục có nghĩa, blog có liên quan, trang của bạn được xếp hạng cao nhưng cũng sẽ không được hoạt động nếu không có liên kết đằng sau. Điều này thường hay bị xảy ra với các nội dung blog cũ (trước khi SEO hoặc nội dung doanh nghiệp được tạo ra trước đó) hoặc các sản phẩm mới tung ra thị trường được PR nhưng không có SEO thực sự.

10. Sự phối hợp giữa các bộ phận

Các bộ phận khác nhau cần ngồi lại để bàn bạc và thống nhất về quy trình làm việc khi phát triển website. Tất cả mọi người khi đưa ra phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến website hay internal link đều cần hướng về mục đích chung của công ty. Nếu các bộ phận làm việc rời rạc, không đủ kết nối sẽ làm mất nhiều thời gian và không đạt được kết quả chung đề ra từ ban đầu.

Ví dụ: Khi bạn thay đổi URL nhưng không thông báo với người biên tập nội dung sẽ khiến internal link chèn vào không hoạt động, gây ảnh hưởng đến website.

Liên kết nội bộ đến hiện tại vẫn được đánh giá là một trong những yếu tố cần được quan tâm mạnh mẽ nếu bạn muốn SEO hiệu quả.

Đối với website của doanh nghiệp, quản lý rủi ro từ các liên kết nội bộ là cực kì quan trọng. Bảo trì định kì và tự động hoá các liên kết tốt sẽ giúp bạn dễ xây dựng chiến lược sử dụng nội dung, tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Nội dung bài viết trên, JAMstack Việt Nam đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về 10 cách tối ưu liên kết nội bộ (Internal link), một trong những công đoạn quan trọng nhất của SEO. Nếu bạn cần tư vấn về giải pháp phát triển website, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
E-commerce Content: Xây dựng nội dung cho website thương mại điện tử thu hút khách hàng
E-commerce Content chiến lược nội dung luôn là một phần không thể thiếu để xây dựng một website hiệu quả, thu hút được nhiều khách truy cập, cho dù đó là website branding hay bán hàng. Tuy nhiên, một số trang web thương mại điện tử vẫn chưa thực sự coi trọng và đầu tư vào việc xây dựng chiến lược nội dung cho mình.
8 phút đọc
5 Lợi ích khi sử dụng WebP cho website
WebP là gì? WebP là một loại tệp hình ảnh do Google tạo ra để cung cấp khả năng nén hình ảnh mất dữ liệu (lossy) và không mất dữ liệu (lossless) cho web. Lossless có nghĩa là mọi bit dữ liệu gốc sẽ giữ nguyên sau khi tệp được giải nén. Ra mắt vào năm 2011, WebP đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi từ năm 2020. Các tệp WebP có thể được nhận dạng ở phần đuôi của tên tệp .webp. WebP là một công nghệ sử dụng mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể tải xuống và đăng tải lên. Định dạng WebP giúp giảm kích thước của hình ảnh khi nén mà không làm giảm chất lượng của ảnh. WebP có kích thước nhỏ hơn 26% so với tệp PNG và nhỏ hơn 23-24% so với tệp JPG. Kích thước hình ảnh WebP có thể lên đến 16383 × 16383 pixel.
4 phút đọc
HTTP Status Code - Các mã trạng thái HTTP quan trọng cần biết trong SEO
Mã trạng thái HTTP là sự phản hồi của máy chủ đối với yêu cầu của trình duyệt. Khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ của trang web và sau đó máy chủ sẽ phản hồi yêu cầu của trình duyệt bằng một mã gồm ba chữ số gọi là HTTP status code.
5 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo