Tìm hiểu tổng quan về trải nghiệm người dùng (UX) trong thiết kế website
Theo báo cáo The Business Impact Of Customer Experience năm 2023 của Forrester Research - một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường - đã cho thấy việc cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) có thể mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn đến 400%. Số liệu này đã minh chứng tầm quan trọng của việc đầu tư thiết kế trải nghiệm người dùng đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Một website được tối ưu UX hiệu quả không chỉ giúp giữ chân người dùng mà còn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao lòng tin của khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Do đó, nhà quản lý doanh nghiệp cần có góc nhìn tổng quan về điều này. JAMstack Vietnam sẽ mang đến những thông tin chi tiết về nội dung này ngay trong bài viết dưới đây.
1. Trải nghiệm người dùng (UX) trong thiết kế website là gì?
Trải nghiệm người dùng (User Experience) là toàn bộ quá trình tiếp cận và cảm nhận của người dùng khi tương tác với một website. Nếu UX tập trung vào cảm nhận của người dùng khi tương tác với website thì UI (User Interface – giao diện người dùng) đảm nhận phần giao diện trực quan, nơi mọi yếu tố đồ họa, màu sắc, và bố cục được tối ưu hóa để tạo giao diện ấn tượng cho người dùng khi truy cập.
Trong khi đó, CX (Customer Experience – trải nghiệm khách hàng) là bức tranh tổng thể, bao gồm cả UX và UI, nhưng mở rộng ra cả trước và sau quá trình tương tác với website, từ dịch vụ khách hàng cho đến sự thỏa mãn sau khi mua hàng. Sự kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn xây dựng lòng trung thành và tạo dựng giá trị thương hiệu.
Việc kết hợp ba yếu tố UI, UX, CX mang lại hiệu quả tối ưu cho website của doanh nghiệp
Những yếu tố chính tạo nên trải nghiệm người dùng (UX) bao gồm:
- Thiết kế giao diện (Visual Design): Giao diện cần phải hài hòa về màu sắc, kiểu chữ và bố cục, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin và tương tác với trang web một cách hiệu quả.
- Tính khả dụng (Usability): Yếu tố này giúp doanh nghiệp đo lường mức độ dễ dàng mà người dùng có thể thực hiện đối với các chức năng trên trang web. Điều này bao gồm sự rõ ràng trong cấu trúc điều hướng, cùng với việc cung cấp hướng dẫn hoặc hỗ trợ khi cần thiết.
- Khả năng tiếp cận (Accessibility): Đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trang web phải tương thích với các công nghệ hỗ trợ như trình đọc màn hình và sử dụng kích thước phông chữ cùng với độ tương phản màu sắc phù hợp để tất cả người dùng đều có thể đọc và tương tác với nội dung.
- Trải nghiệm cảm xúc (Emotional experience): Tập trung vào việc tạo ra cảm giác tích cực và kết nối cảm xúc với người dùng.
2. Tầm quan trọng của UX đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trải nghiệm người dùng (UX) có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong thời kỳ chuyển đổi số, việc tập trung vào UX không còn là tùy chọn mà đã trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại cho website của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu The ROI of User Experience của Nielsen Norman Group năm 2021, việc đầu tư vào UX có thể giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng trung bình 37%.
Một trải nghiệm người dùng tốt sẽ dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, đồng nghĩa với việc số lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế nhiều hơn. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với trải nghiệm của mình, họ sẵn sàng quay lại và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác, từ đó tạo ra dòng chảy doanh thu ổn định và bền vững.
Ngoài ra, tối ưu doanh số trên mỗi khách hàng (Customer Lifetime Value - CLV) đã trở thành chiến lược quan trọng hơn bao giờ hết. Việc thu hút khách hàng mới thường tốn kém hơn nhiều so với giữ chân khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp cần tập trung vào cá nhân hóa trải nghiệm, áp dụng các chiến lược up-selling và cross-selling để tăng giá trị vòng đời khách hàng. Điều này giúp gia tăng giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu ổn định, tối ưu hóa từng điểm chạm với khách hàng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu.
>>> Xem thêm: Khám phá những xu hướng thiết kế UX UI mới nhất 2024
3. Phương pháp đánh giá và cải thiện UX
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, doanh nghiệp cần liên tục đánh giá và cải thiện trải nghiệm người dùng trên website. Hiện nay, có nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ việc này bao gồm các phần mềm phân tích hành vi người dùng như Google Analytics, Hotjar đến các phương pháp kiểm thử A/B testing. Các công cụ này giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu về hành vi người dùng, từ đó phát hiện ra những điểm yếu cần khắc phục để nâng cao trải nghiệm tổng thể, tối ưu hiệu quả website.
Quá trình đánh giá UX thường bắt đầu bằng việc xác định các mục tiêu cụ thể. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng những điểm mà họ muốn cải thiện như giảm tỷ lệ thoát trang, tăng thời gian tương tác hoặc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Sau đó, các công cụ phân tích sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Quan trọng hơn, quá trình này cần được thực hiện liên tục và lặp đi lặp lại để đảm bảo yếu tố UX luôn được tối ưu nhất.
>>> Xem thêm: Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng trên website
4. Bài học từ các doanh nghiệp thành công
Theo báo cáo tài chính năm 2022 của Walmart - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, doanh thu từ kênh trực tuyến đã tăng 37% trong quý đầu tiên. Đây là kết quả mà doanh nghiệp này đã đạt được nhờ vào việc cải thiện yếu tố UX. Trong đó, Walmart sử dụng dữ liệu người dùng để cung cấp các đề xuất sản phẩm cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua sắm và hành vi của người dùng. Điều này không chỉ giúp người dùng tìm thấy các sản phẩm phù hợp hơn mà còn tăng khả năng chuyển đổi.
Tại thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của UX và chú trọng việc tối ưu yếu tố này. Rạng Đông - thương hiệu Việt với hơn 60 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm chiếu sáng, phích nước chất lượng cao đã hợp tác cùng JAMstack Vietnam trong năm 2022 với mục tiêu tái xây dựng website thương mại điện tử Rạng Đông Store.
Nhằm đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp trong việc tối ưu trải nghiệm mua hàng trực tuyển, tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu trực tuyến, JAMstack Vietnam đã nhận thấy yếu tố trải nghiệm người dùng (UX) là một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu trong dự án này.
Bằng cách nghiên cứu và phân tích chân dung hai nhóm khách hàng mục tiêu của Rạng Đông là khách sỉ và khách lẻ, JAMstack Vietnam đã nắm bắt được nhu cầu thực tế của mỗi nhóm, động lực mua hàng của họ cùng với hành vi mà thương hiệu mong muốn khách hàng thực hiện. Từ đó, chúng tôi đã đưa ra giải pháp giúp tối ưu trải nghiệm người dùng bằng cách Phân luồng hai nhóm khách hàng trên trang Rạng Đông Store.
Mục đích của việc phân loại này là bởi nhu cầu, hành vi và động lực thúc đẩy mua hàng của từng nhóm có sự khác biệt. Việc phân luồng với thiết kế giao diện phù hợp với từng nhóm khách hàng sẽ giúp người dùng khi truy cập vào website đi theo đúng định hướng, tìm chọn đúng nhóm thông tin phù hợp với mình, giúp cải thiện trải nghiệm của họ khi truy cập và làm gia tăng lượt mua hàng trên website.
Nhờ điểm ưu việt trong giải pháp mà chúng tôi mang lại đã mang lại sự hài lòng cho thương hiệu Rạng Đông, góp phần đáng kể trong việc tối ưu trải nghiệm người dùng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp. Hiệu quả càng được minh chứng rõ ràng hơn khi Rạng Đông đã tin tưởng và tiếp tục hợp tác với JAMstack Vietnam trong các dự án khác nhằm đồng bộ trải nghiệm người dùng, tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên các kênh trực tuyến khác.
5. Kết luận
Việc đầu tư vào trải nghiệm người dùng (UX) không chỉ là lựa chọn thông minh mà còn là yêu cầu thiết yếu đối với bất kì doanh nghiệp nào. Đây là yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ chân khách hàng hiệu quả. Đối với chủ doanh nghiệp, những nhà quản lý cần chú trọng đến việc đưa UX vào chiến lược phát triển, góp phần tăng trưởng kinh doanh và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển dài hạn, bền vững. Hãy liên hệ với JAMstack Vietnam để nhận tư vấn giải pháp 1:1 với chuyên gia!