facebook pixel

Các hạng mục cần lưu ý khi tổng kiểm tra Website

14 phút đọc
Các hạng mục cần lưu ý khi tổng kiểm tra Website

Mở đầu

Xin chào! Danh sách những hạng mục cần kiểm tra đối với website là nội dung chính của bài viết này.Tại sao phải tổng kiểm tra website? Dĩ nhiên, kiểm tra sức khỏe cho trang web không đơn giản như bạn vẫn thường hay đọc trên Google, là để nâng cao kết quả SEO.

Bởi vì không chỉ nâng cao kết quả SEO, mà những yếu tố khác cũng quan trọng nên cần được nâng cấp như phần thiết kế, trải nghiệm người dùng, quy trình dẫn tới data leads, mức độ dễ dàng của khâu quản trị website, nội dung trang web và sự tương tác trên mạng xã hội (theo như các chuyên gia của HubSpot đã liệt kê).

CÁC HẠNG MỤC CẦN LƯU Ý KHI TỔNG KIỂM TRA WEBSITE
Hình 1: Mô phỏng quá trình Kiểm tra website

Trước khi tiến hành kiểm tra website, bạn phải xác định những phạm vi chức năng có thể và nên cải thiện. Về mức độ chuyên môn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bài báo này được viết bởi người chuyên biên tập nội dung cho các nhà biên tập nội dung, quản trị website và sở hữu website.

Nhiệm vụ của cô ấy (tác giả bài viết) là hỗ trợ họ giải thích về những lỗi kĩ thuật xảy ra với website cho những người chưa nhiều kinh nghiệm. Khi bạn đọc những dòng này là bạn đã tiết kiệm được một nửa công việc, vì tác giả đã tổng hợp lại những gì cần kiểm tra và liệt kê ra đây cho bạn rồi.

Bí quyết nhỏ trước khi bắt đầu kiểm tra website

Chúng tôi hiểu rằng website hiện nay bao gồm nhiều trang, con số có thể lên đến hàng chục, tùy độ phức tạp và nội dung website. Vì vậy, không thể kiểm tra tất cả trong cùng một lần. Vậy nên gợi ý là chỉ nên tập trung vào 10 trang sát với mục tiêu kinh doanh của website bạn nhất, ví dụ như: Trang chủ, trang liên lạc, trang trưng bày những mặt hàng bán chạy nhất. Kiểm tra những trang này trước và đảm bảo chúng hoạt động với công suất tốt nhất 24/7.

Danh mục kiểm tra Thiết kế và Trải nghiệm người dùng (UX)

Thiết kế website mang đến cho người dùng cảm giác được chào đón và làm cho họ như lạc vào thế giới của đồ họa và sẵn sàng thực hiện hành động nào đó theo yêu cầu trên website. Dựa vào những đặc điểm tâm lý học của con người, Google đã thực hiện một nghiên cứu về trải nghiệm người dùng website và phát hiện ra rằng chỉ mất chưa đến 1 giây để khách hàng đánh giá mức độ thu hút của một trang web. Theo những nghiên cứu viên, những trang web quá phức tạp trông rất kém thu hút. Vậy nếu như trang web có quá nhiều chức năng thì phải làm sao để truyền tải hết chừng ấy chức năng của web?

Hình 2: Mô phỏng Thiết kế và trải nghiệm người dùng
Hình 2: Mô phỏng Thiết kế và trải nghiệm người dùng

Đây sẽ càng là thử thách đối với UX/UI Designer trong việc thiết kế giao diện cho những trang web dày về tính năng và nội dung càng phức tạp. Lý do muôn thuở rằng não bộ sẽ ưu tiên xử lý những thông tin dễ đoán ra được nên đừng thiết kế quá phức tạp, chồng chất thông tin, đánh đố người đọc sẽ làm bạn đánh mất người dùng hiện tại và cả những người dùng mới tiềm năng.

Danh mục kiểm tra website: Thiết kế và Trải nghiệm người dùng

Hãy áp dụng danh mục này khi lên list các việc cần kiểm tra website của bạn.

  1. Cấu trúc trang phải dễ phân biệt: đầu trang, cuối trang, các tiêu đề chính - phụ, nội dung phải có tác dụng điều hướng người dùng khi sử dụng trang

  2. Nếu phù hợp, có thể sử dụng breadcrumbs và chân trang để người dùng dễ định vị của họ trong trang. Người tham gia làm web có thể sử dụng bản đồ nhiệt để xác định được phần nội dung trên giao diện được họ click chuột vào nhiều nhất. Qua đó, xác định hành vi người dùng chính xác hơn

  3. Mật độ content dày đặc sẽ làm người dùng cảm thấy chán nản, thay vào đó, chúng nên được phân chia theo tiêu đề, hình ảnh để giúp người dùng hiểu content hơn, cũng như sử dụng khoảng trắng thích hợp.

  4. Thiết kế những đường dẫn kêu gọi hành động (CTA) và nút bấm với những yếu tố tương tác hợp lý như màu sắc, kích thước, âm thanh, hiệu ứng để kích thích giác quan người dùng.

  5. Theo các chuyên gia, CTA nên để xuất hiện trong ⅓ phần đầu của màn hình người dùng.

  6. Thiết kế của web phải phù hợp với thương hiệu công ty, ít nhất là phải có logo, slogan, màu sắc chủ đạo của công ty, cá tính thương hiệu.

  7. Khi trang web được xuất ra sau quá trình coding, phần nội dung hiển thị hoàn thiện trên tất cả các thiết bị của người dùng như desktop, laptop, điện thoại và họ dễ dàng thực hiện hành động trên các thiết bị này.

  8. Kiểm tra các các yếu tố trực quan trong thiết kế của bạn, nền, logo, favicons (icon viết tắt cho logo thương hiệu), headers, thiết kế của font chữ, màu sắc sử dụng không nên đối nghịch nhau.

Nếu điều chỉnh theo hướng dẫn trên, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự thay đổi trên những thông số sau:

  1. Tỉ lệ thoát trang sẽ giảm bởi vì người dùng được điều hướng rõ ràng và biết phải làm gì tiếp theo

  2. Thời gian ở lại một trang lâu hơn

  3. Người dùng thực hiện CTA nhiều hơn

Xem thêm: Các chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng

Danh mục kiểm tra SEO

Công cụ tối ưu hóa tìm kiếm giúp cho nội dung của bạn tiếp cận đến nhiều độc giả hơn. Không cần khái niệm cụ thể nào, chỉ cần thay đổi một vài thao tác về kĩ thuật, bạn có thể đưa nội dung của mình tiếp cận được số lượng lớn độc giả. Một số thay đổi như điều chỉnh tiêu đề và nội dung, thêm đường link có thể được thiết lập mà không cần sự can thiệp của lập trình viên.

Danh mục kiểm tra SEO
Kiểm tra website theo danh mục SEO

Danh mục kiểm tra SEO

  1. Thiết lập một công cụ tracking chính xác để track được những yếu tố như: từ khóa, lượng truy cập (traffic), trang đầu vào, trang cuối cùng…,

  2. Để thẻ nội dung phù hợp: như tags tiêu đề, tags mô tả, tags hình, tags meta

  3. Sử dụng từ khóa và từ đồng nghĩa trong tiêu đề và đoạn văn bản

  4. Xóa bỏ hết những liên kết đã hỏng trong website của bạn

  5. Đảm bảo website của bạn không trích nguồn website khác ngay từ ban đầu; bằng cách này người đọc sẽ không rời bỏ trang web của bạn quá sớm. Bằng cách này, kết quả tỉ lệ thoát trang trên Google Analytics hoặc các công cụ khác sẽ không thấp, gây ảnh hưởng đến thứ hạng của trang

  6. Hãy nghĩ đến việc tối ưu liên kết nội bộ (internal link) trong website của bạn; trong footer hoặc trong nội dung chính. Những internal links hỗ trợ thêm cho người dùng trong hành trình họ khám phá những nội dung trong trang của bạn, vì vậy nên tận dụng yếu tố này. Tuy nhiên không nên lạm dụng và nhồi nhét quá nhiều đường link nội bộ, nếu “con bọ” Google phát hiện, chúng sẽ cho rằng bạn như lợi dụng tính năng dẫn link nội bộ để tăng SEO một cách gian manh. Và dĩ nhiên, bạn sẽ bị phạt.

  7. Kiểm tra có external link nào không? Khi có những website khác hướng đến website của bạn, Google sẽ coi website của bạn như một đơn vị có chuyên môn và địa vị trong lĩnh vực và sẽ xếp hạng cao hơn. Dĩ nhiên, những website có nhắc tên website của bạn phải là những website uy tín

  8. Điều chỉnh các tệp server ảnh hưởng cách các công cụ tìm kiếm truy cập vào website của bạn và lập chỉ mục: .htaccess, robots.txt, sitemap.xml. Bước này có thể hơi phức tạp để thiết lập mà không có sự giám sát của lập trình viên, nhưng cố gắng đừng bỏ nó. Điều này giúp bộ máy Google thu thập thông tin và phân tích nội dung của bạn một cách chính xác!

Những gì SEO mang đến cho bạn:

  1. Trước tiên, bạn phải hiểu yếu tố nào mang lại traffic và nguồn traffic của bạn. Sau đó bạn phải tận dụng những nguồn đem lại nhiều traffic tăng thêm hiệu quả.

  2. Bạn nên hiểu người dùng tìm nội dung tương tự bạn như thế nào và nguồn organic traffic tăng trưởng bởi vì bạn dùng tags, từ khóa một cách thông minh..

  3. Tỉ lệ thoát trang giảm rõ rệt.

  4. Một người dùng sử dụng trang của bạn lâu hơn trước nhờ vào việc sử dụng link nội bộ.

  5. Sau cùng, thứ hạng của website tăng lên sau khi phát triển SEO.

Nếu bạn không chắc chắn bạn có thể tự kiểm tra các hạng mục trong bài viết này, JAMstack Vietnam sẽ hỗ trợ bạn thực hiện kiểm tra 50 chỉ số của website. Đăng ký tại biểu mẫu và nhận kết quả sau 3-5 ngày nhé!

Danh mục kiểm tra website theo quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Quy trình dẫn tới khách hàng tiềm năng tuân theo thiết kế và nguyên tắc trải nghiệm người dùng. Như chúng ta đã đề cập trong danh mục, thiết kế phải giúp tạo nên chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Danh mục kiểm tra Quy trình tạo ra khách hàng tiềm năng

  1. CTA vào khuôn rõ ràng, nút bấm hoặc đường link, miễn tạo ra chuyển đổi tốt nhất

  2. Không nên quá 3 CTA trong một giao diện

  3. CTA nên dễ nhìn và nằm ngay khu vực dễ tiếp cận người dùng, những vị trí quá khuất hoặc để người dùng phải kéo để xem toàn bộ

  4. Nếu người dùng đổi ý và đang làm dở một CTA (ví dụ như đơn điền thông tin liên lạc chưa hoàn chỉnh các thông tin), bạn nên để họ có thêm cơ hội để xóa bỏ những nghi ngờ, điểm chưa rõ về thông tin. Bạn có thể hiện một pop-up gợi ý cho họ một phiên tư vấn miễn phí/ những kiến thức dựa trên chi tiết/ hỏi về lý do vì sao lại muốn kết thúc phiên đang làm việc. Pop-up tuy có hơi phiền toái nhưng được sử dụng rất nhiều vì thực sự nó có hiệu quả. Để tránh gây ra phiền toái cho người dùng website, nên chọn lựa thời điểm thích hợp và nên để hiện số giây trước khi pop-up hiện lên.

Như các phần trước, nếu bạn làm theo những hướng dẫn trên, khi người dùng sử dụng CTA chính và có yếu tố làm gián đoạn họ - có một công cụ xuất hiện để giúp họ hoàn thành hành động. Như vậy, chuyển đổi vẫn tiếp tục tăng, bạn quay trở lại phần thiết kế web và trải nghiệm người dùng (UX) và xem phần nào đã có vấn đề nếu không tăng trưởng chuyển đổi

Danh mục kiểm tra website theo Content

Hãy ví dụ rằng cấu trúc trang được thiết kế tốt và người dùng biết họ phải làm như thế nào. Thanh menu có công dụng điều hướng hiệu quả, và việc còn lại giúp khách hàng nắm được thông điệp then chốt đó là nội dung - Content.

Kiểm tra website theo content gồm có:

  1. Content tuân thủ mục tiêu của trang: nếu là một trang nhắm vào mục tiêu liên lạc - content buộc phải bám sát vào thủ thuật để tạo động lực cho người dùng liên hệ với doanh nghiệp.

  2. Content cần được structure, có logic, không làm người dùng cảm thấy hoang mang. Content Writer được khuyên sử dụng “Tháp ngược” của Jakob Nielsen bằng cách bố trí những nội dung quan trọng nhất lên trên, sau đó thêm vào những chi tiết bổ trí cho những ý chính và cuối cùng là những nội dung phụ bổ trợ thêm.

  3. Kiểm tra toàn bộ không được sai ngữ pháp, chính tả

  4. Những content dư thừa nên được hạn chế và thúc đẩy người dùng mục tiêu thực hiện hành động theo CTA

  5. Bạn cần phải chú ý vào cấu trúc của content và cách phân chia như thế nào: những khối nội dung, bullets, khoảng trắng, hình minh họa

Sự cải tiến nội dung cũng cần phải nhắm vào mục tiêu: CTA phải được click/ điền/ hoàn thành/ thanh toán.

Hình 3: Tháp ngược Jakob Nielsen
Hình 3: Tháp ngược Jakob Nielsen

Danh mục bảo trì Website

Tốc độ và hiệu suất của Website rất quan trọng với người dùng. Website của bạn có tải trong vòng 15-30 giây không? Tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng thời gian tải trang tối ưu là từ 1.5 đến 3 giây. Người dùng sẽ không chờ đợi, nếu tốc độ tải trang quá lâu, bạn sẽ không chỉ đánh mất người dùng hiện tại mà còn khách hàng tiềm năng. Công cụ tìm kiếm của Google có tính tốc độ tải trang trong thang điểm đánh giá website, nên chúng tôi khuyên bạn nên tối ưu hóa tốc độ tải trang.

Đây là một vài hạng mục bạn cần kiểm tra và tối ưu để cải thiện chất lượng của website:

  1. Kiểm tra thời gian tải website

  2. Kiểm tra thời gian tải hình ảnh

  3. Kiểm tra hoặc kích hoạt bộ nhớ đệm dữ liệu.

  4. Kiểm tra tính tương thích của các codebase (giải pháp phần mềm)

  5. Kiểm tra phiên bản của PHP

  6. Track các lỗi trên Google Analytics

  7. Kiểm tra tối ưu hóa Google Pagespeed

  8. Kiểm tra trang với sự trợ giúp của khách hàng (với mật độ thường xuyên như cập nhật website)

Để tăng tốc độ tải trang, JAMstack Vietnam gợi ý thiết kế website với kiến trúc thiết kế website hiện đại JAMstack với ưu điểm nhanh hơn web thông thường tới 10 lần và thời gian tải là dưới 1s.

Danh mục kiểm tra Mạng xã hội

Ở thời điểm hiện tại SEO đã được điều chỉnh và website của bạn đã đạt được vị trí cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Còn điều gì cần để xem xét nữa? Phải: là sự xuất hiện đại trà và được giới thiệu từ những nguồn khác

Danh mục kiểm tra mạng xã hội

  1. Công ty/ thương hiệu của bạn được hiện diện trên mạng xã hội: một trang Fanpage, một nhóm

  2. Bạn liên tục nhắc đến trang web của bạn trên profile mạng xã hội và đảm bảo rằng content tiếp cận được nhiều người dùng

  3. Icon mạng xã hội được nhúng vào footer website và được đặt một vài nơi khác phù hợp

Sau khi hoàn thành xong những thao tác trên, bạn sẽ chứng kiến traffic từ mạng xã hội tiếp tục gia tăng

Những lời khuyên khác

Khi bạn đã hoàn tất mọi khâu sẵn sàng cho trải nghiệm người dùng, hãy kiểm tra xem có dễ biên tập website, các thao tác sử dụng web hằng ngày có tiện dụng và suôn sẻ không. Sẽ không có danh mục cụ thể cho phần này vì nó phụ thuộc vào hệ quản trị nội dung (CMS) bạn sử dụng. Hãy đảm bảo rằng hệ quản trị website của bạn có thể tạo các trang content mà không cần nhờ đến lập trình viên. Và hãy chắc chắn rằng người admin có thể trình bày nội dung một cách dễ dàng.

Kết luận

Bây giờ bạn đã sẵn sàng cho việc kiểm tra website. Tuy nhiên, một số hạng mục ở trên cần có sự kiểm tra chuyên nghiệp, tỉ mỉ. JAMstack Vietnam sẵn sàng hỗ trợ. Chúng tôi sẽ gửi lại kết quả kiểm tra sau 3-5 ngày, nhanh tay đăng ký tại biểu mẫu tại đây.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Conversion Rate - 10 Sai Lầm Khiến Tỷ Lệ Chuyển Đổi Trên Website Ecommerce Kém
Conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) là một yếu tố đánh giá quan trọng trong kế hoạch marketing. Nếu bạn không thể khiến khách hàng thực hiện hành động thì mọi nỗ lực xây dựng website, quảng cáo sẽ trở nên vô nghĩa. Vậy làm cách nào để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên website. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về Conversion rate và các cách tối ưu chúng một cách hiệu quả.
13 phút đọc
Yếu tố cơ bản của UI Design: Interaction và Animation
Bài viết dưới đây sẽ giải thích sơ lược cơ bản về Interaction, Animation và một số lưu ý nhỏ khi thực hiện dự án để UX/UI Designer có thể lên ý tưởng hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập Interaction và Animation hợp lý, gia tăng trải nghiệm người dùng.
9 phút đọc
Khi nào nên sử dụng Module Tab/ Accordions và Single page?
Bài viết này giúp bạn hiểu Module Tab/ Accordions và Single Page là gì, những trường hợp nên sử dụng chúng và một số lưu ý khi áp dụng từng phương pháp để có thêm ý tưởng xây dựng nội dung, tạo ra những layout đa dạng cho website, phân bổ nội dung dễ dàng, dễ tiếp cận.
7 phút đọc
Sitemap là gì? Cách để tạo ra Sitemap UX
Thông thường, sitemap - sơ đồ website được định nghĩa là một tệp XML hoặc HTML để các công cụ tìm kiếm sử dụng để thu thập dữ liệu của website. Tuy nhiên, JAMstack Vietnam sẽ nói về một loại sơ đồ website liên quan tới quá trình thiết kế website và trải nghiệm người dùng.
9 phút đọc

ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H

Số điện thoại
0977 62 60 65
Văn phòng đại diện chính thức
Tp. Hồ Chí Minh
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo