facebook pixel

Tại sao nên sử dụng kiến trúc Jamstack cho website E-commerce có quy mô lớn?

17 phút đọc
Tại sao nên sử dụng kiến trúc Jamstack cho website E-commerce có quy mô lớn?

Trong thời đại số hóa hiện nay, các trang web E-commerce đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà phát triển web khi phải đối mặt với các vấn đề như quản lý tài nguyên, tốc độ tải trang, bảo mật và tính mở rộng của hệ thống. Với kiến trúc Jamstack, các website E-commerce có thể tận dụng tối đa sức mạnh của các công nghệ web hiện đại để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao nên sử dụng kiến trúc Jamstack cho những website E-commerce có quy mô lớn và những lợi ích mà nó mang lại.

1. Tìm hiểu về website E-commerce

Website E-commerce (thương mại điện tử) là một loại website được sử dụng để bán hàng trực tuyến, cho phép người dùng mua sắm sản phẩm và dịch vụ thông qua internet. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu, với nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ và cá nhân sử dụng để mở rộng mạng lưới bán hàng và thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.

Website E-commerce thường có một giao diện trực quan và dễ sử dụng cho người dùng, cung cấp thông tin về sản phẩm, giá cả, thông tin và chính sách giao hàng, đổi trả. Ngoài ra, những còn có các thành phần như: hình ảnh sản phẩm, đánh giá từ khách hàng giúp cung cấp cho người dùng một góc nhìn khách quan về sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng.

2. Sự phát triển của E-commerce hiện nay

2.1 Thực trạng mua sắm trực tuyến của khách hàng hiện nay

Số lượng người mua sắm trực tuyến đang rất phát triển trên toàn cầu và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Điều này được thể hiện qua những số liệu được thống kê về thực trạng người dùng mua sắm trực tuyến trên thị trường thế giới và Việt Nam:

  1. Theo thống kê của eMarketer, vào năm 2020, tổng giá trị bán lẻ trực tuyến toàn cầu đã đạt 4.28 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 27.6% so với năm 2019.

  2. Theo báo cáo của Shopify, trong quý IV/2020, số lượng đơn hàng trên các website E-commerce đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, với số lượng đơn hàng tăng khoảng 70%.

  3. Một thống kê khác từ Statista vào năm 2020, số lượng người mua sắm trực tuyến toàn cầu đã đạt khoảng 2.14 tỷ người, tăng 6.1% so với năm 2019. Dự kiến, vào năm 2023, số lượng người mua sắm trực tuyến sẽ đạt khoảng 2.72 tỷ người.

  4. Đối với thị trường Việt Nam, theo báo cáo của Vietnam E-commerce and Digital Economy Agency (iDEA) vào năm 2020, tổng giá trị bán hàng trực tuyến tại Việt Nam đã đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2019. Ngoài ra, các báo cáo đã chỉ ra rằng: ngành thương mại điện tử tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hằng năm trên 15% và được dự đoán sẽ đạt tổng giá trị 52 tỷ USD vào năm 2025. (Theo: e-Conomy SEA 2020 của Google, Temasek, Bain & Company)

Từ những số liệu thống kê trên, chúng ta có thể thấy rằng mua sắm trực tuyến đang trở thành xu hướng chính trong ngành bán lẻ toàn cầu và đang tăng trưởng một cách nhanh chóng. Do đó, việc phát triển các website E-commerce là cách để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới bán hàng và thu hút khách hàng từ khắp nơi trên thế giới với hiệu quả cao.

2.2 Tầm quan trọng của E-commerce trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thông qua những báo cáo về ngành thương mại điện tử, chúng ta có thể thấy E-commerce đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Vậy, ngoài việc giúp nâng cao doanh thu thu bán hàng, E-commerce còn mang lại những giá trị gì cho những đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ và người bán.

Dưới đây là một số những lợi ích quan trọng của website E-commerce:

  • Tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng: Thông qua E-commerce, doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng từ khắp nơi trên thế giới. Khách hàng có thể truy cập vào website E-commerce bất kỳ lúc nào để mua hàng, đặt hàng hoặc tìm hiểu thông tin về sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Nâng cao khả năng cạnh tranh và tối ưu chi phí: E-commerce giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí cho việc thuê mặt bằng và nhân viên bán hàng, do đó giảm thiểu chi phí vận hành kênh bán hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tăng tính cạnh tranh của mình bằng cách tận dụng những những trang web này để thực hiện những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi với chi phí thấp hơn.

  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Các trang thương mại điện tử cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, so sánh giá cả và mua hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng mức độ hài lòng của họ đối với thương hiệu.

  • Quản lý bán hàng dễ dàng: Những công cụ hỗ trợ sex giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng một cách dễ dàng hơn. Quản lý tình trạng đặt hàng, giao hàng và thanh toán một cách tự động thông qua hệ thống trên website. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tối ưu quy trình bán hàng hơn.

  • Dễ dàng mở rộng quy mô và phát triển: Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng quy mô và phát triển mạng lưới kinh doanh, tạo ra các website khác nhau cho các thị trường khác nhau hoặc mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến để thu hút thêm khách hàng.

Có thể kết luận rằng việc xây dựng và tối ưu website E-commerce là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh, tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vậy, một website thương mại điện tử cần phải đảm bảo yếu tố gì để đáp ứng nhu cầu cho một lượng khách hàng trực tuyến vô cùng lớn?

3. Yếu tố quan trọng mà một website E-commerce có quy mô lớn cần phải có

Khác với những website thương hiệu, website phục vụ cho mục đích bán hàng có một lượng khách truy cập rất lớn, thường xuyên và khối lượng dữ liệu cần lưu trữ rất lớn. Do đó, những yếu tố như tốc độ tải trang, bảo mật, quản lý dữ liệu phải được đặt lên hàng đầu, cũng vì lý do đó, bạn cần phải thực hiện mở rộng, bảo trì và nâng cấp thường xuyên để website có thể hoạt động ổn định, hiệu quả. 

Mở rộng quy mô của website bao gồm: thêm sản phẩm mới hoặc mở rộng sản phẩm hiện có, mở rộng địa điểm giao hàng, thêm những tính năng, chức năng mới, danh mục sản phẩm mới, nâng cấp khả năng chịu tải của trang web…

Đối với một website thương mại điện tử lớn, khả năng dễ dàng mở rộng chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm. Việc mở rộng thường xuyên giúp doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm, thu hút được đông đảo khách hàng hơn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, mở rộng quy mô còn giúp website có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả cho phép doanh nghiệp phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Thông qua việc theo dõi các xu hướng và thói quen mua hàng của khách hàng để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.

Kết luận lại, để phát triển một trang thương mại điện tử, ngoài việc đảm bảo hiệu suất cao, an toàn dữ liệu thì khả năng dễ dàng mở rộng cũng là một yếu tố rất quan trọng cần phải quan tâm. Bằng cách sử dụng kiến trúc website Jamstack, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết này.

4. Vì sao kiến trúc Jamstack có thể đáp ứng cho việc mở rộng quy mô website thường xuyên?

4.1 Sơ lược về Jamstack và cách thức hoạt động

Jamstack là một kiến trúc phát triển web hiện đại dựa trên các công nghệ mã nguồn mở như JavaScript, APIs và các trang tĩnh (static pages). Các trang web được tạo ra bằng Jamstack có tính tương tác cao và tốc độ tải trang nhanh, đồng thời cũng có khả năng mở rộng dễ dàng.

Các trang web Jamstack được xây dựng bằng cách tạo các trang tĩnh trước (pre-rendered) và sử dụng các APIs để truy xuất dữ liệu thời gian thực. Trang web được lưu trữ trên các nền tảng dịch vụ đám mây (cloud hosting) với khả năng tối ưu hóa tốt nhất cho tốc độ tải trang và khả năng mở rộng. 

Kiến trúc website Jamstack hiện nay đang phát triển một cách bùng nổ, với sự hỗ trợ từ nhiều công ty và cộng đồng lớn. Google, Amazon và Microsoft đang tích cực phát triển các công nghệ liên quan đến Jamstack, đồng thời các dịch vụ lưu trữ đám mây cũng đang cung cấp rất nhiều giải pháp hỗ trợ cho kiến trúc website này.

Ngoài ra, Jamstack cũng được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển web thương mại điện tử (E-commerce), cũng như các ứng dụng web khác như blog, trang tin tức và các trang web doanh nghiệp. Ngoài ra, kiến trúc website này còn được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai, đặc biệt là khi các công ty đang dần chuyển sang mô hình xây dựng web tĩnh và các dịch vụ lưu trữ đám mây đang ngày càng cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ.

4.2 Yếu tố giúp web Jamstack có thể mở rộng dễ dàng

Lựa chọn kiến trúc Jamstack cho những trang web thương mại điện tử có quy mô lớn đang là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Bởi chúng có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết về tốc độ tải trang cao và khả năng mở rộng dễ dàng mà dữ liệu vẫn được bảo mật an toàn.

Có được lợi điểm vượt trội này là do kiến trúc Jamstack ứng dụng những công nghệ hiện đại trong quá trình phát triển website, bao gồm:

  • Sử dụng trang web tĩnh (static pages): Những trang web động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc mở rộng quy mô bởi vì chúng có cấu trúc phức tạp và yêu cầu chạy mã trên máy chủ. Còn các trang web tĩnh thì đơn giản hơn, nếu muốn mở rộng thì chỉ cần tăng băng thông là có thể đáp ứng được lượng khách truy cập lớn cùng một lúc. 

  • API: Jamstack cho phép tích hợp các dịch vụ bên thứ ba như hệ thống thanh toán, dịch vụ gửi email, quản lý sản phẩm,... thông qua API. Việc này giúp các trang web Jamstack có thể linh hoạt sử dụng các dịch vụ bên thứ ba mà không cần phải xây dựng lại các tính năng này từ đầu. Ngoài ra, sử dụng API còn giúp tách biệt các chức năng trên website, khi này một trong những chức năng này thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến các chức năng còn lại.

  • Sử dụng Serverless Database: Một số website Jamstack thường sử dụng cơ sở dữ liệu không máy chủ để lưu trữ nội dung, hệ thống này có đặc điểm là có thể tự động tăng hoặc giảm quy mô dựa trên khối lượng công việc, nghĩa là chúng có thể xử lý lưu lượng truy cập tăng đột biến mà không cần can thiệp thủ công.

  • Sử dụng CDN (Content Delivery Network): Website Jamstack cũng có thể sử dụng CDN để phân phối nội dung giúp giảm áp lực cho máy chủ chính của website. Bằng cách phân phối tài nguyên cho các máy chủ phân tán, giúp website có khả năng mở rộng dễ dàng hơn bằng cách tăng băng thông mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

4.3 Kiến trúc Jamstack mang lại giá trị gì cho sự phát triển doanh nghiệp?

Chúng ta có thể thấy, kiến trúc website Jamstack mang lại cho các cho doanh nghiệp lợi ích quan trọng trong việc dễ dàng mở rộng các trang web thương mại điện tử nhưng vẫn đảm bảo website hoạt động với hiệu suất cao, nâng cao trải nghiệm người dùng và đáp ứng được nhu cầu mua sắm đang ngày càng phát triển của người dùng theo thời gian. Bên cạnh đó, kiến trúc này còn cho phép doanh nghiệp xây dựng một website có khả năng cạnh tranh cao, thu hút nhiều traffic, tận dụng những cơ hội để truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng với chi phí thấp hơn.

Nguồn: Cloudinary

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, bạn có thể áp dụng những phương thức giao hàng, quy trình thanh toán… đa dạng nhằm mang đến sự tiện ích và trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý bán hàng trên các trang thương mại điện tử dễ dàng hơn bằng cách sử dụng các công cụ hỗ trợ. 

Qua đó, chúng ta có thể thấy kiến trúc Jamstack mang lại rất nhiều những lợi ích cho website thương mại điện tử và cũng lý giải vì sao những doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyển hướng sang sử dụng Jamstack cho các trang web bán hàng của họ.

Trong quá trình xây dựng và tối ưu website có kiến trúc Jamstack, bạn có thể gặp một số những khó khăn sau đây. Những khó khăn đó là gì và làm sao để khắc phục chúng?

5. Những khó khăn có thể gặp phải khi mở rộng website

5.1 Khó khăn quản lý dữ liệu

Khi mở rộng website, việc quản lý dữ liệu trở nên phức tạp hơn do số lượng dữ liệu cần xử lý và lưu trữ tăng lên. Với kiến trúc truyền thống, các hệ thống quản lý dữ liệu (CMS) có thể trở nên chậm chạp và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của website khi có nhiều người truy cập cùng lúc. Ngoài ra, khi website mở rộng, có thể sẽ có nhiều hệ thống khác nhau được sử dụng để quản lý dữ liệu, điều này có thể làm cho việc đồng bộ hóa và quản lý dữ liệu trở nên khó hơn

Jamstack có thể khắc phục vấn đề này bằng cách sử dụng các hệ thống quản lý dữ liệu như CMS và cung cấp API để tích hợp với các công cụ khác. Với kiến trúc Jamstack, các trang web được xây dựng dưới dạng tĩnh, do đó dữ liệu có thể được lưu trữ và xử lý trên các hệ thống độc lập, mà không ảnh hưởng đến hoạt động của trang web. Ngoài ra, Jamstack cũng hỗ trợ tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào một hệ thống quản lý dữ liệu duy nhất và đồng thời giúp quản lý và đồng bộ hóa dữ liệu một cách dễ dàng hơn.

5.2 Quản lý mã nguồn

Khi một website được mở rộng, số lượng mã nguồn cần được quản lý sẽ tăng lên đáng kể, điều này có thể dẫn đến các vấn đề như xung đột mã nguồn, sai sót trong việc quản lý mã nguồn, và khó khăn trong việc tìm kiếm lỗi khi có vấn đề xảy ra. 

Với kiến trúc Jamstack, các công cụ quản lý phiên bản như Git được sử dụng để theo dõi các thay đổi trong mã nguồn và giữ cho tất cả các nhà phát triển đều đang làm việc trên cùng một phiên bản. Các công cụ kiểm tra mã nguồn như ESLint và Prettier cũng được sử dụng để đảm bảo rằng mã nguồn đáp ứng các tiêu chuẩn lập trình và không có lỗi cú pháp.

Nhờ sử dụng các công cụ này, kiến trúc Jamstack giúp giảm thiểu các sai sót trong quá trình quản lý mã nguồn, đảm bảo rằng toàn bộ mã nguồn được quản lý chặt chẽ và an toàn, và tăng tính hiệu quả trong quá trình phát triển và bảo trì website.

5.3 Khó khăn trong việc đảm bảo an toàn và bảo mật

Vấn đề bảo mật bao gồm việc đảm bảo rằng thông tin khách hàng được mã hóa và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ bên ngoài, còn an toàn đảm bảo rằng website hoạt động đúng cách và không bị lỗ hổng nào.

Jamstack có thể giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng các công cụ bảo mật như các giải pháp xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu, chính sách bảo mật và kiểm tra bảo mật thường xuyên để đảm bảo website được bảo mật tốt nhất có thể.

Ngoài ra, với cách thức hoạt động tách biệt giữa front-end và back-end, Jamstack có thể giúp giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật trên server và cải thiện tính bảo mật của website. Tuy nhiên, vẫn cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình bảo mật để đảm bảo an toàn cho website Jamstack.

6. Các website E-commerce có quy mô lớn sử dụng kiến trúc Jamstack

Các website E-commerce lớn đang ngày càng sử dụng kiến trúc Jamstack để tăng cường tính linh hoạt, tốc độ và tính khả dụng của trang web. Một số ví dụ của các trang web E-commerce lớn sử dụng kiến trúc Jamstack là:

  • Nike: Công ty giày dép hàng đầu Nike đã chuyển sang kiến trúc Jamstack để cải thiện tính khả dụng và tăng tốc độ tải trang cho trang web của mình.

  • Staples: Staples, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu về văn phòng phẩm.

  • Glossier: một công ty về lĩnh vực chăm sóc da và trang điểm.

  • Loblaw: website bán lẻ thực phẩm hàng đầu ở Canada.

Các trang web E-commerce lớn đang ngày càng sử dụng kiến trúc Jamstack để cải thiện tính linh hoạt, tốc độ và tính khả dụng của trang web của họ, đồng thời cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

7. Kết luận

Tổng kết lại, Jamstack là một kiến trúc web hiện đại và phù hợp cho các trang web thương mại điện tử có quy mô lớn. Kiến trúc này giúp tăng tốc độ tải trang, cải thiện trải nghiệm người dùng, giảm chi phí vận hành và cải thiện tính bảo mật. Nếu bạn đang xây dựng một website E-commerce lớn và muốn nâng cao hiệu suất và tính khả dụng của trang web, hãy cân nhắc sử dụng kiến trúc Jamstack để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng trong thương mại điện tử
Sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điển tử đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn đối với doanh nghiệp: làm thế nào để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo, thu hút và duy trì khách hàng? Một trong những câu trả lời tiềm năng nằm ở việc áp dụng nguyên tắc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
8 phút đọc
Bản đồ thấu cảm (Empathy Map) - Tiền đề cho một sản phẩm tối ưu
Trọng tâm của thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) là sự đồng cảm. Với tư cách là nhà thiết kế UX, bạn là người hiểu người dùng rõ nhất để xây dựng một sản phẩm phù hợp với họ nhất. Sử dụng bản đồ thấu cảm là điểm khởi đầu tuyệt vời để phát triển sự hiểu biết về người dùng. Chúng cũng là một công cụ hữu ích để truyền đạt lại với đội ngũ của bạn.
8 phút đọc
Micro interaction là gì? Tối ưu UX từ những chi tiết nhỏ nhất
Micro Interaction hay tương tác vi mô là một chi tiết tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng trên web. Để có một trải nghiệm người dùng chuẩn chỉnh và hoàn thiện, người thiết kế UX/UI cần phải tối ưu từ những chi tiết nhỏ như micro interaction. Theo dõi bài viết để hiểu Micro interaction là gì và mẹo thiết kế tương tác vi mô hiệu quả.
9 phút đọc

KINDLY LEAVE YOUR INFOMATION, WE WILL RESPONSE WITHIN 24 HOURS

Representative official office
Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: Unit 4-Floor 3 Block B Jamona Heights, 210 Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo