Cách sử dụng công cụ Google Trends để tăng hiệu quả SEO vượt trội
Google Trends có tác dụng trong việc hỗ trợ người dùng theo dõi, đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng ở khoảng thời gian thực, do vậy công cụ này giúp ích rất nhiều cho hoạt động SEO của doanh nghiệp. Nếu bạn muốn tìm hiểu về Google Trends cũng như cách sử dụng của nó để tăng hiệu quả SEO thì hãy tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Google Trends là gì?
Google Trends (hay Google xu hướng) là một công cụ tìm kiếm trực tuyến cho phép người dùng xem tần suất các từ khóa, chủ đề và cụm từ cụ thể đã được truy vấn trong một khoảng thời gian cụ thể. Qua đó bạn có thể thấy được mức độ phổ biến tương đối của các truy vấn tìm kiếm.
Google Trend hoạt động bằng cách so sánh số lượng truy vấn của cụm từ bạn muốn phân tích với số lượng truy vấn tổng thể trong một khu vực địa lý đó trong cùng một khoảng thời gian. Nói cách khác, mức độ phổ biến là tỷ lệ của khối lượng truy vấn tìm kiếm với tổng khối lượng tìm kiếm của tất cả các truy vấn.
Để cung cấp độ phổ biến tương đối chính xác nhất, Google Trends không tính các tìm kiếm được lặp lại từ cùng một người trong một khoảng thời gian ngắn.
Các ứng dụng của Google Trends?
Nắm bắt xu hướng
Công cụ Google Trends giúp theo dõi những thông tin, xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới. Thông qua dữ liệu của Google Trends, người làm truyền thông có thể nắm bắt được những chủ đề đang được nhiều người quan tâm, từ đó đưa ra những chiến lược SEO hợp lý.
Ngoài ra, các kết quả số liệu thống kê sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu suất marketing, mức độ nhận biết thương hiệu, xu hướng tìm kiếm của người dùng về một sản phẩm nào đó.
Xác định khu vực của tìm kiếm nhiều nhất
Với Google Trends bạn còn có thể xem các thông tin liên quan đến khu vực, địa điểm, quốc gia có mức độ quan tâm cao đến từ khóa.
Ví dụ, khi search từ khóa “thiết kế website” tại Việt Nam, kết quả còn hiển thị những địa điểm tìm kiếm từ khóa này nhiều nhất. Với tính năng này bạn hoàn toàn có thể biết được vị trí địa lý của khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm - dịch vụ từ đó có những xây dựng một kế hoạch SEO theo khu vực phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả
Giống như tên gọi Google xu hướng giúp bạn tìm ra những từ khóa đang được nhiều lượt tìm kiếm nhất, xu hướng đang được quan tâm để bạn có thể lên ý tưởng triển khai cho nội dung bài viết SEO của mình. Mức độ quan tâm của người dùng về một chủ đề nào đó sẽ được thể hiện cụ thể qua biểu đồ để bạn có thể tùy chỉnh khoảng thời gian muốn theo dõi trên biểu đồ này.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để một chiến lược SEO có hiệu quả, phân tích đối thủ cạnh tranh là một bước không thể bỏ qua. Google Trends cung cấp những số liệu như: tần suất tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cho bạn những góc nhìn tổng quan về thị trường và đối thủ của mình. Mặc dù không phải công cụ chuyên dụng để phân tích đối thủ cạnh tranh nhưng những số liệu này vẫn rất giá trị để bạn xây dựng một chiến lược SEO nổi bật và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Cách sử dụng Google Trends để tăng hiệu quả SEO
So sánh từ khoá để phân tích chính xác hơn.
Mức độ phổ biến của từ khóa được phân tích từ Google Trends sẽ có thang điểm từ 0-100, do đó bạn không thể biết được số lượng tìm kiếm cụ thể là bao nhiêu, hàng trăm hay hàng nghìn. Để hạn chế điều này, bạn có thể so sánh, đối chiếu từ khoá với một từ khóa khác để đưa ra những đánh giá được khách quan hơn. Mục tiêu của việc này là để tìm ra từ khoá nào tốt hơn, được tìm kiếm nhiều hơn và đánh giá được chất lượng từ khóa.
Tìm kiếm từ khoá chất lượng chính là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để bạn có thể thực hiện chiến lược SEO hiệu quả và tăng ranking cho website trên công cụ tìm kiếm.
Có ba cách bạn có thể lựa chọn để phân tích mức độ phổ biến của từ khoá:
-
So sánh với từ khoá cũ của bạn: so sánh với một từ khóa bạn đã biết số lượng truy cập chính xác
-
So sánh với những từ khóa liên quan: so sánh với từ khoá có thể là tương đồng hoặc cùng một lĩnh vực để tìm ra từ khoá nào tốt hơn.
-
So sánh với một từ khóa đang thịnh hành: bạn có thể so sánh với một từ khóa đang thịnh hành, có thể không liên quan đến từ khoá hiện tại để đánh giá về mức độ phổ biến của từ khoá.
Phân tích Insight dựa trên xu hướng tìm kiếm qua thời gian
Cách làm này là việc bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm của khách hàng trong thời gian dài có thể từ 5 năm để phân tích mức độ quan tâm của khách hàng đang tăng hay giảm. Nếu xu hướng đang tăng thì bạn có thể lựa chọn từ khoá để xây dựng chiến lược SEO thu hút nhiều traffic. Nếu từ khóa đang có xu hướng giảm dần theo thời gian thì bạn không nên bỏ công sức để xây dựng nội dung về chủ đề này.
Tìm các tìm kiếm liên quan
Tìm kiếm liên quan là những từ khóa tìm kiếm mà người dùng có thể quan tâm xoay quanh từ khóa chính mà bạn đang phân tích. Tìm kiếm liên quan sẽ mang đến cho bạn những chủ đề xoay quanh có thể mang lại lượng truy cập lớn. Khi đó bạn sẽ có khối lượng từ khoá bao quát hơn thu hút thêm nhiều traffic về website.
Sau khi gắn keyword, Google Trends sẽ gợi ý cho bạn những tìm kiếm liên quan. Sau đó, bạn có thể gắn các từ khóa liên quan này vào một phần mềm như Ahrefs hoặc SEMrush để đánh giá chất lượng từ khoá.
Xác định những xu hướng ngắn hạn mang lại lượng traffic lớn
Xác định xu hướng ngắn hạn là việc bạn tìm ra những từ khóa đang và có thể trở thành xu hướng trong thời gian tới. Những từ khóa này có đặc điểm thu hút được lượng lớn traffic trong thời gian ngắn nên bạn có thể tận dụng chúng để nâng cao hiệu quả SEO.
Xem xu hướng từ khóa trong chế độ xem ngắn hạn, chẳng hạn như chế độ xem 90 ngày hoặc thậm chí 30 ngày để biết được từ khoá đó có thể lên xu hướng không.
Tìm kiếm từ khóa theo một danh mục nhất định
Tìm kiếm từ khóa theo danh mục là việc bạn lựa chọn một danh mục cụ thể phù hợp với từ khóa đang phân tích. Ví dụ từ khóa “thiết kế web" bạn nên lựa chọn danh mục “Máy tính & điện tử” để kết quả được hiển thị chính xác hơn. Điều này cung cấp dữ liệu từ khóa chính xác hơn và đúng ngữ cảnh tìm kiếm hơn để tìm ra những từ khoá chất lượng cho SEO.
Bằng cách thu hẹp dữ liệu Google Xu hướng theo danh mục, bạn sẽ có thể tìm thấy thông tin chính xác hơn liên quan đến các chủ đề mà bạn đang nghiên cứu cho nội dung trong ngữ cảnh chính xác.
Xác định dữ liệu từ khoá theo địa lý
Xác định dữ liệu thông tin từ khóa theo địa lý là việc tìm kiếm xác định vị trí của người tìm kiếm từ khoá đó trên Google để có thể biết khách hàng tiềm năng của bạn đang ở đâu. Từ đó xây dựng chiến lược SEO có nội dung phù hợp với văn hoá của khu vực đó.
Khi bạn lựa chọn khu vực là Việt Nam, Google Trends sẽ tự động đưa ra những số liệu thống kê về mức độ phổ biến trên các tỉnh thành.
Xác định Search Intent qua nhiều cách thức tìm kiếm khác nhau
Xác định các thức tìm kiếm của người dùng thông qua web, hình ảnh, tin tức, youtube hay Google Mua sắm để mang đến thông tin về cách người dùng tìm kiếm thông qua cách thức nào. Từ đó mang lại cách nhìn nhận khách quan hơn giúp bạn đưa ra những biến pháp tối ưu SEO phù hợp, tiếp cận được nhiều người hơn.
Kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm rõ hơn Google Trends là gì cũng như các cách sử dụng Google Trends để nắm bắt tốt xu hướng và cải thiện nhanh chóng hiệu quả SEO của mình.