9 Loại thẻ Meta giúp nâng cao hiệu quả trong SEO
Thẻ meta tag là thông tin rất cơ bản trong HTML mà mọi người cần phải nắm được để xây dựng hoạt động tối ưu tìm kiếm được hiệu quả. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thẻ meta là gì và 9 loại thẻ meta giúp nâng cao hiệu quả trong SEO.
Thẻ Meta là gì?
Meta tag là những đoạn mã <meta> cung cấp thông tin dữ liệu về trang web cho trình duyệt và các công cụ tìm kiếm. Vị trí của chúng được đặt bên trong phần tử <head> của trang. Meta tag cung cấp các thông tin như tiêu đề, từ khóa chính, đoạn mô tả, tác giả…Điều này giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và thu thập nội dung trên website của bạn một cách chính xác.
Lưu ý: Người dùng lại không thấy thực tế các thẻ meta này trên trang, trừ phi họ biết cách xem mã nguồn của trang web đó.
Tại sao thẻ Meta lại quan trọng trong SEO?
Một thẻ meta tốt sẽ mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:
-
Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng CTR (tỉ lệ click chuột) trên cả Google lẫn trang mạng xã hội (Facebook, Twitter, …)
-
Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
-
Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.
Không tạo ra được thẻ meta chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí một cơ hội marketing ngàn vàng.
9 loại thẻ Meta bạn nên biết
Thẻ meta title
Thẻ meta title hay còn được gọi là thẻ tiêu đề, đây là một trong những thẻ meta được hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm của Google và người dùng tiếp cận đầu tiên.
Tiêu đề trang được thể hiện trên SERP giúp người dùng có thể biết được cơ bản nội dung bài viết của bạn đang nói về điều gì? Chính vì thế, thẻ tiêu đề của bạn phải có tính rõ ràng, mang tính mô tả và không quá 55 ký tự. Trong thẻ tiêu để của bạn nên chứa từ khóa phù hợp với tìm kiếm của người dùng và phải rõ ràng. Nếu tiêu đề không rõ ràng Google sẽ khó hiểu và người dùng cũng sẽ khó hiểu, như vậy kết quả SEO sẽ không được cải thiện.
Thẻ meta description
Thẻ meta description là thẻ mô tả xuất hiện ngay bên dưới thẻ tiêu đề và nó có vai trò quan trọng như thẻ tiêu đề. Thẻ mô tả phải cung cấp chính xác nội dung trang của bạn. Ngoài ra thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng là một trong những yếu tố kích thích khách hàng truy cập vào trang của bạn. Một thẻ mô tả hay, nội dung chính xác, và thu hút…sẽ lôi kéo khách hàng tìm hiểu về trang của bạn, vì thế bạn cần dành nhiều thời gian để tối ưu chúng.
Để tối ưu thẻ meta description tốt nhất, bạn nên mô tả về trang của mình trong 150 – 165 ký tự. Nếu bạn sử dụng và tận dụng thẻ meta một cách tối ưu sẽ có thể cung cấp thông tin chi tiết về trang của bạn một cách đủ, đầy, hấp dẫn, chính xác và ngắn gọn.
Heading Tags (H1-H6)
Heading Tags là thẻ HTML được sử dụng để xác định các tiêu đề và tiêu đề phụ trong nội dung trang hay bài viết của bạn.
Mặc dù, Muller đã nói rằng các thẻ tiêu đề trong nội dung của bạn hoàn toàn không ảnh hưởng đến yếu tố xếp hạng và cũng không mang tính chất là H1 sẽ quan trọng hơn H2…
Mặc dù vậy, các thẻ heading tags đóng vai trò cũng không kém phần quan trọng đó là làm chặt bố cục nội dung bài viết. Tác dụng của các thẻ heading tags:
-
Đối với công cụ tìm kiếm: Giúp Google đọc và hiểu được nội dung tốt hơn, thu thập thông tin dễ dàng hơn.
-
Đối với người dùng: Giúp người dùng dễ dàng nắm được nội dung, dễ hiểu hơn.
Image Alt Attributes
Thẻ meta văn bản thay thế hay còn được gọi là thẻ meta alt. Đây là một loại thẻ dùng để tối ưu ảnh trong SEO. Tối ưu ảnh sẽ giúp trang của bạn có cơ hội xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google bằng cách sử dụng nội dung trực quan.
Bạn có thể dùng các thẻ meta alt để giúp Google đọc được ảnh của bạn, văn bản này sẽ được hiển thị nếu hình ảnh không tải hoặc được đọc qua trình đọc màn hình. Đối với phần mô tả trong phần tối ưu ảnh, bạn nên dùng văn bản để mô tả rõ ràng nội dung video hoặc hình ảnh, đây là một cách tuyệt vời để tối ưu hóa SEO hỗ trợ cả người dùng lẫn bộ máy tìm kiếm hiểu thêm về nội dung ảnh hoặc video của bạn.
Thẻ meta robots
Thẻ meta robots là một trong các yếu tố SEO onpage, giúp kiểm soát cách Google lập chỉ mục và hiển thị một trang riêng lẻ cho người dùng trong kết quả của Google bằng một đoạn mã HTML. Đoạn mã này cần đặt trong phần <head> của một trang nhất định.
Thẻ meta robots có dạng: <meta name=”robots” content=”noindex” />
Dựa vào đó có thể xác định được 2 thuộc tính của thẻ meta robots là “name” và “content”. Có nhiều loại thẻ meta robots, cách bạn sử dụng thẻ sẽ mang đến các công dụng khác nhau. Một vài ví dụ như sau:
- Thẻ Noindex: Ngăn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang, từ đó không hiển thị trang trong kết quả tìm kiếm
- Thẻ Nofollow: Ngăn robot thu thập liên kết trên trang nhưng vẫn có thể lập chỉ mục.
- Thẻ None: Sử dụng khi không muốn công cụ tìm kiếm lập chỉ mục và các robot không thu thập liên kết trên trang
- Thẻ Noimageindex: Ngăn Google lập chỉ mục hình ảnh được nhúng trên trang
Thẻ meta viewport
Thẻ meta có chức năng giúp trình duyệt biết website được hiển thị như thể nào và được đặt trong phần <head> của HTML. Trong đó, viewport là khu vực hiển thị nội dung khi người dùng truy cập vào trang web. Tùy vào thiết bị người dùng dừng để truy cập vào trang web thì viewport sẽ thay đổi, ví dụ viewport trên điện thoại sẽ hẹp hơn so với máy tính.
Canonical tag
Canonical tag là thẻ giúp bạn có thể thông báo với công cụ tìm kiếm nên ưu tiên trang nào trên website của bạn. Nếu trên website của bạn đang có những trang gần giống nhau, thay vì gây nhầm lẫn bạn có thể sử dụng Canonical tag để có thể hướng dẫn trình thu thập thông tin của bộ máy tìm kiếm xem URL nào được coi là URL chính. Tuy nhiên khi, bạn cần lưu ý sử dụng các thẻ chuẩn để tránh gặp vấn đề về trùng lặp ảnh hưởng đến thứ hạng trang của bạn.
Social Media Meta Tags
Thẻ meta truyền thông xã hội cho phép bạn kiểm soát giao diện của một trang khi được chia sẻ lên mạng xã hội. Sử dụng các thẻ Social Media Meta Tags sẽ giúp tăng cường giao diện của các liên kết đối với website của bạn, từ đó tiếp cận với nhiều người dùng hơn.
Schema Markup
Schema Markup là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc(structured data), giúp quá trình tìm kiếm nhận biết và phân loại trang web chính xác và nhanh chóng hơn. Thêm Schema Markup là thêm các đoạn mã chi tiết làm cho website nổi bật hơn trong SERPs. Khả năng hiển thị được cải thiện làm tăng số lượng nhấp vào trang.
Tóm lại, để website của bạn được xếp hạng cao trên SERPs thì tối ưu các loại thẻ meta là một bước không thể thiếu. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về SEO.