8 mẹo để phân tích trải nghiệm người dùng web hiệu quả
Trải nghiệm người dùng là một yếu tố tác động trực tiếp đến hành vi ra quyết định mua hàng trên website, chính vì vậy việc mang lại một trải nghiệm tốt cho khách hàng là một điều rất quan trọng. Thế nhưng giữa vô vàn những chỉ số đo lường tràn lan và rối mắt thì làm sao để đánh giá trải nghiệm người dùng thông qua các phân tích này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích để phân tích trải nghiệm người dùng trên website một cách hiệu quả.
Tổng quan về phân tích trải nghiệm người dùng trên website
Phân tích trải nghiệm người dùng chính là việc phân tích mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập website. Thông thường phân tích sẽ được thực hiện ngay sau khi trang web được thiết kế lại hoặc trước khi bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tối ưu hóa chuyển đổi. Những phân tích sẽ này được dựa trên những số liệu khách quan được từ các công cụ phân tích không phải chỉ là những đánh giá chủ quan hay trực giác của người kiểm duyệt.
8 mẹo phân tích trải nghiệm người dùng trên website
Phân tích dựa trên mục tiêu kinh doanh
Mọi tối ưu trải nghiệm người dùng trên website mục đích là giúp khách hàng cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp và ra quyết định mua hàng cuối cùng để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Và việc dựa vào mục tiêu kinh doanh sẽ giúp các nhân sự, bộ phận liên quan có được định hướng chung, dễ hành động hơn trong quá trình phân tích và tối ưu trải nghiệm người dùng trên website.
Theo dõi số liệu phù hợp
Theo dõi số liệu phù hợp sẽ giúp bạn nắm bắt được yếu tố nào có ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng và đưa ra những phương pháp chỉnh sửa nhằm tối ưu website của mình. Nếu như không xác định được những chỉ số nào là phù hợp thì bạn sẽ không biết cần phải thay đổi những gì trên website của mình để trở nên tốt hơn và đôi khi có những chỉ số tốt nhưng không liên quan những mục tiêu mà doanh nghiệp muốn thì sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian để ý đến chúng.
Phân tích và kiểm tra trải nghiệm của khách hàng trên từng bước thao tác trên website
Cách để bạn có thể phân tích trải nghiệm trên từng trang web đó là lập bản đồ hành trình mua hàng của khách hàng để giúp xác định trang nào cần bạn chú ý ngay lập tức, chỉ số nào cần lưu ý và liên quan chặt chẽ đến mục tiêu cần tập trung trong quá trình phân tích.
Bạn có thể lập bản đồ hành trình của khách hàng bằng cách sử dụng mô hình AIDA.
Đánh giá khách quan, loại bỏ thành kiến ngầm xác định
Thành kiến ngầm xác định này xảy ra khi bạn bắt đầu tìm kiếm bằng chứng để chứng minh một giả thuyết mà bạn có. Bởi vì bạn nghĩ rằng bạn đã có câu trả lời, bạn bị thu hút bởi thông tin xác nhận niềm tin và định kiến của bạn.
Giả sử bạn có định kiến rằng người thuận tay trái sáng tạo hơn người thuận tay phải. Khi bạn nghiên cứu, bạn sẽ có xu hướng hướng đến bằng chứng ủng hộ niềm tin này và bạn sẽ sử dụng nó để xây dựng trường hợp của mình, mặc dù nó không nhất thiết phải đúng.
Trong phân tích trải nghiệm người dùng, cần loại bỏ thành kiến này ra khỏi suy nghĩ của bạn bởi có thể nó sẽ làm toàn bộ quá trình nghiên cứu của bạn trở nên vô nghĩa. Thay vì nhìn vào những gì dữ liệu đang nói, bạn lại cố gắng đi tìm kiếm bằng chứng để củng cố điều mà bạn đã tin tưởng.
Để giảm ảnh hưởng có hại của sự thành kiến ngầm xác định này, hãy làm theo các bước sau:
-
Liệt kê các giả định của bạn trước khi bắt đầu nghiên cứu và tìm kiếm bằng chứng chứng minh điều đó là sai thay vì xác nhận.
-
Bất cứ khi nào có thể, hãy nhờ bên thứ ba xem kết quả phân tích. Bạn cũng có thể yêu cầu họ tham gia trong quá trình kiểm tra người dùng tại chỗ.
-
Nói chuyện với bộ phận hỗ trợ khách hàng để có đánh giá khách quan về người dùng hoặc quan sát người dùng trong phòng thí nghiệm kiểm tra trải nghiệm người dùng.
Bắt đầu phân tích bằng kiểm tra đối chuẩn (Benchmark Test)
Mục đích của kiểm tra đối chuẩn (Benchmark Testing) là để so sánh các bản phát hành hiện tại và tương lai với những tiêu chuẩn tương ứng của chúng. Kiểm tra điểm chuẩn (Benchmark Test) sẽ cung cấp cho bạn cơ sở để bạn có thể so sánh hiệu suất của trang web của mình theo thời gian.
Chuẩn hóa Benchmark Test dựa trên các số liệu quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Sau đó, sử dụng bộ số liệu này để đánh giá UX của trang web mỗi khi bạn thực hiện các thay đổi đối với trang web của mình.
Lựa chọn thay đổi theo từng giai đoạn nhỏ thay vì đại tu trang website
Việc đại tu trang web thường không cần thiết để cải thiện hiệu suất UX của trang web của bạn. Ngoài việc đây là một dự án rủi ro lớn có thể mất nhiều thời gian để đại tu toàn bộ, mà nó còn không hiển thị cho bạn chi tiết về các yếu tố chính xác của trang web đang tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.
Vì vậy bạn nên thực hiện những thay đổi nhỏ đối với trang web của mình trước khi bắt tay vào đại tu toàn bộ trang web. Bằng cách này, bạn có thể kiểm tra các yếu tố khác nhau vào các thời điểm khác nhau và nhận dữ liệu chính xác về các yếu tố đó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Phối hợp ăn ý với UX Team
Nielsen Norman Group cho biết có sự chồng chéo giữa bộ phận quản lý sản phẩm và chuyên gia UX ở hầu hết các công ty. Và rằng họ thường không thống nhất về việc ai chịu trách nhiệm về việc gì. Việc này đôi khi có thể dẫn đến sự thù địch giữa hai bộ phận. Để thúc đẩy một quy trình hợp lý hơn, khi thực hiện những việc tối ưu UX, sự hợp tác giữa các bộ phận này sẽ giúp tạo ra kết quả tốt hơn.
Có người kiểm soát khi thực hiện kiểm tra khả năng sử dụng website
Việc test khả năng sử dụng trang web là bước quan trọng để có thể quan sát cách người dùng thao tác khi ở trên trang web của bạn. Tuy nhiên, nó chỉ tốt khi có một người kiểm duyệt đủ năng lực và tầm nhìn. Người kiểm duyệt là người biết cách đặt câu hỏi, thu thập thông tin với người trả lời trong môi trường nghiên cứu, đảm bảo rằng bạn nhận được dữ liệu phù hợp nhất từ các bài test khả năng sử dụng web.