facebook pixel

Hướng dẫn cách submit URL lên Google

5 phút đọc
Hướng dẫn cách submit URL lên Google

Hướng dẫn submit URL theo hai cách đó là trên Google và submit website lên Google. Bạn có thể gửi một sitemap được update trong Google Search Console hoặc gửi URL sitemap bằng cách sử dụng "ping" của Google. Cả hai cách trên đều hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng. Ngoài ra, còn có một số công cụ hỗ trợ  submit URL, hãy xem thêm thông tin bên dưới nhé!

1. Tại sao việc submit URL lên Google lại quan trọng?

1.1. Thông báo cho Google biết những trang nào là quan trọng

Sitemap không phải luôn bao gồm mọi trang trên trang web của bạn. Chúng chỉ liệt kê các trang quan trọng và loại trừ các trang không quan trọng hoặc trang trùng lặp. Điều này giúp hạn chế các vấn đề như lập chỉ mục phiên bản lỗi của trang do các vấn đề nội dung trùng lặp.

Sitemap không phải luôn bao gồm mọi trang trên trang web của bạn. Chúng chỉ liệt kê các trang quan trọng và loại trừ các trang không quan trọng hoặc trang trùng lặp
Nắm vững những hướng dẫn submit URL sẽ giúp nâng cao hiệu quả SEO cho website

1.2. Thông báo cho Google biết về các trang mới

Một số CMS thêm các trang mới vào sơ đồ trang web và vào một số ping Google tự động. Điều này giúp tiết kiệm thời gian khi phải gửi từng URL mới theo cách submit URL lên Google thủ công.

1.3. Thông báo cho Google biết về các orphan pages

Orphan pages là các trang không có liên kết nội bộ (internal links) từ các trang khác trên trang web của bạn. Google không thể phát hiện ra các trang này khi crawl dữ liệu trừ khi chúng có backlink từ các trang đã biết trên các trang khác. Việc submit sitemap giúp giải quyết một phần vấn đề này vì các orphan pages thường được đưa vào sitemap - đặc biệt là những trang được tạo bởi CMS.

>>> Xem thêm: Self-Hosted Cms Trong Jamstack Là Gì?

2. Hướng dẫn submit URL lên Google

2.1. Sử dụng Công cụ kiểm tra URL của Google - URL Inspection

Bạn có thể thêm URL vào Google ngay cả khi chúng không có trong sitemap bằng cách sử dụng URL Inspection tool trong Google Search Console.

Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console

Bước 2: Đi đến đúng property

Bước 3: Nhấp vào URL Inspectio (Kiểm tra URL) trên thanh menu bên trái

Bước 4: Dán URL vào

Bước 5: Click “REQUEST INDEXING”

Bạn có thể thêm URL vào Google ngay cả khi chúng không có trong sitemap bằng cách sử dụng URL Inspection tool trong Google Search Console.
Tìm hiểu kỹ các hướng dẫn submit URL để theo dõi hiệu quả của chiến lược content SEO

2.2. Cách submit URL lên Google bằng các công cụ index

Một số công cụ submit URL lên Google như Lar Index, My Pagerank, Indexking,... Tùy vào tính năng nổi bật của mỗi tool mà bạn có thể lựa chọn cho mình cách submit URL lên Google.

3. Hướng dẫn submit URL bằng sitemap

3.1. Làm sao để xác định được sitemap?

Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy cài đặt các extension SEO plugin miễn phí như Yoast, Rank Mat hoặc The SEO Framework để tạo ra sitemap. Ví dụ: yourwebsite.com/sitemap_index.xml

  • Nếu bạn dùng Wix, Squarespace hay Spotify, sitemap của bạn có thể là: yourwebsite.com/sitemap.xml

  • Nếu bạn dùng các platform khác hoặc CMS thì các địa chỉ sitemap có thể là:

yourwebsite.com/sitemap.xml

yourwebsite.com/sitemap_index.xml

yourwebsite.com/sitemap1.xml

  • Nếu không tìm thấy, hãy xem liệu địa chỉ sitemap có được liệt kê trong yourwebsite.com/robots.txt hay không.

  • Nếu không sử dụng platform hoặc CMS, bạn sẽ cần tạo sitemap theo cách thủ công. Tuy nhiên, trước tiên, bạn nên kiểm tra các URL ở trên, vì có thể bạn đã có một URL cho sitemap của mình.

3.2. Submit sitemap trong Google Search Console

Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console

Bước 2: Đi đến đúng property

Bước 3: Nhấp vào “Sitemap” trên thanh menu bên trái

Bước 4: Dán vào URL sitemap vào

Bước 5: Nhấn submit

Submit sitemap trong Google Search Console
Submit sitemap trong Google Search Console

Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất vì Google Search Console cảnh báo cho bạn biết về lỗi sitemap trong tương lai, điều này ảnh hướng đến các yếu tố xếp hạng chính của Google. Nó cũng cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng trang web của bạn và các lý do tại sao một số trang lại không được lập chỉ mục. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 12 Lý Do Cần Cải Thiện Thứ Hạng Trên Google.

Trên đây là những hướng dẫn submit URL cơ bản mà bạn có thể nhanh chóng thực hiện. Theo dõi JAMstack Việt Nam ngay để cập nhật nhanh chóng những thông tin bổ ích về xây dựng trang web nhé!

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân khiến Google không index bài viết trên web
Thiết kế website là quy trình kéo dài từ việc thiết kế, viết mã, đến xây dựng nội dung với mục tiêu tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi, website có thể gặp vấn đề như không được lập chỉ mục (index) hoặc bị loại khỏi danh sách lập chỉ mục của Google. Chắc chắn rằng, không một người làm SEO nào muốn điều đó xảy ra.
8 phút đọc
Tại sao content SEO website là chìa khóa đưa web lên top Google?
Để tăng khả năng hiển thị, thứ hạng cũng như lượt truy cập vào trang web thì bạn cần phải liên tục tạo ra những nội dung có giá trị và được tối ưu hoá một cách tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vì sao content lại quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với SEO.
7 phút đọc
ĐỂ LẠI THÔNG TIN CẦN TƯ VẤN, CHÚNG TÔI SẼ PHẢN HỒI TRONG VÒNG 24H
Số điện thoại
Văn phòng đại diện chính thức
B3.04, Block B, Toà nhà Jamona Heights, 210 Bùi văn Ba, Tân Thuận Đông, Q.7, TPHCM
© 2020 Công ty Cổ Phần Flame Media.
Nhãn hiệu JAMstack Vietnam đã chính thức được cấp bằng bản quyền hợp pháp bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ vào ngày 25/08/2023. GPDKKD số 0316311107 do sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 04/06/2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
scroll to top
message phone

Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn, cung cấp các nội dung được cá nhân hoá và phân tích lưu lượng truy cập trên trang web của chúng tôi. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Tìm hiểu Chính sách Cookie.