CI/CD là gì? Bật mí nguyên tắc áp dụng CI/CD hiệu quả trong thiết kế website
Trong quá trình phát triển phần mềm thì tốc độ và tính linh hoạt là những yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của một dự án. Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp cần có những phương pháp và công nghệ hiện đại để tối ưu quy trình thiết kế website, một trong số đó là quy trình CI/CD.
Trong bài viết này, hãy cùng JAMstack Vietnam tìm hiểu xem CI/CD là gì và làm rõ hiệu quả của công cụ này trong việc tối ưu quy trình phát triển website/phần mềm tốt hơn.
1. CI/CD là gì?
CI/CD là cụm từ viết tắt của Continuous Integration (Tích hợp liên tục)/ Continuous Deployment (Triển khai liên tục). Đây là phương pháp phát triển phần mềm hiện đại, tập trung vào việc tự động hóa quy trình để tối ưu hóa hiệu quả và tốc độ cho website.
Việc ứng dụng CI/CD giúp cho quá trình tích hợp mã nguồn từ các thành viên trong nhóm phát triển diễn ra liên tục và tự động, giúp phát hiện lỗi sớm và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đồng thời, quy trình CD tự động hóa việc xây dựng, kiểm thử và triển khai phần mềm sẽ giúp đưa sản phẩm hoàn thiện đến tay người dùng một cách nhanh chóng.
Hiện nay, CI/CD được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, kết hợp cùng DevOps và Agile để tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm. Quy trình CI/CD hoàn chỉnh được thực hiện như sau:
- Developer viết code và đẩy lên kho lưu trữ trung tâm.
- Hệ thống CI/CD tự động lấy mã nguồn mới, tự động chạy code, tiến hành kiểm thử (test) và triển khai (deploy) sản phẩm.
- Sau khi hoàn tất, sản phẩm được chuyển giao đến người dùng.
CI/CD là công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp IT, giúp tối ưu hóa quy trình phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ đưa sản phẩm đạt chuẩn đến tay người dùng.
2. Phần mềm áp dụng CI/CD có điểm gì khác biệt?
Trong quá trình phát triển phần mềm, có nhiều công đoạn mà developer phải thực hiện bằng tay và mất rất nhiều thời gian. Chẳng hạn như sau khi code xong, developer phải xây dựng phần mềm trực tiếp trên laptop cá nhân và chờ quá trình xây dựng hoàn tất. Sau đó, họ phải tải file này lên TestFlight (một nền tảng để test sản phẩm) bằng cách thủ công. Sau khi tải file hoàn thành thì mới có thể thông báo cho nhóm Tester/QA QC và lúc này, nhóm này mới bắt đầu kiểm thử toàn bộ sản phẩm.
Nếu xảy ra lỗi, quy trình phải bắt đầu lại từ đầu và thời gian chờ giữa developer và nhóm Tester/QA QC khá lâu, dẫn đến việc trì hoãn dự án. Điều này chưa tính đến việc khi các developer phát triển một tính năng mới, có thể làm hỏng tính năng cũ đang hoạt động trong ứng dụng và chỉ phát hiện khi triển khai mới.
Việc áp dụng CI/CD sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các công đoạn thủ công không hiệu quả trong quy trình phát triển phần mềm/ứng dụng. Nhiệm vụ của developer chỉ là commit code, còn lại tất cả các công đoạn gồm build, test, deploy sẽ tự động được thực hiện bằng cách sử dụng công cụ CI/CD. Nếu kết hợp với automation test, quy trình sẽ trở nên chặt chẽ hơn và giảm thiểu tối đa các lỗi có thể xảy ra.
3. Cách thức hoạt động của CI/CD
Để thực hiện áp dụng CI/CD vào quá trình thiết kế website chuyên nghiệp thì cần đến sự kết hợp giữa 2 thành phần là Git repository và CI/CD tool.
Khi developer thực hiện bất kỳ thay đổi nào trên Git repository chẳng hạn như tạo pull request thì Git repository sẽ thông báo cho CI/CD về sự thay đổi đó. Để đáp lại thông báo, công cụ CI/CD sẽ tự động thực hiện các hành động đã được lập trình trước đó cho pull request.
Sau khi hoàn thành các hành động đã được cấu hình, công cụ CI/CD sẽ cập nhật kết quả trở lại kho Git repository để cho biết pull request đã vượt qua (pass) tất cả các quy trình (bao gồm testing) của công cụ CI/CD hay chưa. Do đó, khi xem xét mã nguồn, người xem chỉ cần nhìn vào trạng thái cuối cùng của pull request để biết xem pull request đã đáp ứng được chất lượng và đã được tối ưu hay chưa.
4. Kết luận
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được CI/CD là gì và những thông tin liên quan. Sử dụng công cụ CI/CD giúp tối ưu quy trình phát triển website linh hoạt, tối ưu và mang lại hiệu suất cao. Việc áp dụng CI/CD là điều vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp mong muốn phát triển website hiệu quả và nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường số.
Hiểu được điều đó, JAMstack Vietnam đã ứng dụng quy trình CI/CD trong những dự án mà chúng tôi đảm nhận, nhờ đó giúp tối ưu thời gian phát triển cho doanh nghiệp và đảm bảo sản phẩm website luôn đạt chất lượng tốt nhất, đặt bước đệm vững chắc trên hành trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Đừng quên theo dõi những bài viết khác của JAMstack Vietnam để cập nhật những kiến thức hay về thiết kế và phát triển website nhé!