Organic traffic là gì? các mẹo tăng Organic Traffic (lượt truy cập tự nhiên) Phần 1
Organic traffic là gì? Vì sao Organic traffic lại quan trọng đối với trang web? Tất cả sẽ được JAMstack Vietnam giải đáp trong nội dung sau đây.
1. Organic traffic là gì?
Đây là những truy cập tự nhiên, không mất phí và cũng là nguồn truy cập chính của website. Theo nhiều nghiên cứu, nguồn truy cập tự nhiên chiếm khoảng 40% tỷ lệ chuyển đổi của website doanh nghiệp. Do đó, đây là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu thành công.
Nếu bạn muốn tăng organic traffic của website doanh nghiệp, nội dung tiếp theo sẽ cung cấp 6 cách làm hiệu quả và các lưu ý khi áp dụng chúng.
1. Từ khóa - chìa khóa của SEO thành công
Để tăng organic traffic (truy cập tự nhiên) trên website, bạn cần tăng thứ hạng các liên kết trên các công cụ tìm kiếm. Để “thăng hạng” hiệu quả thì sử dụng từ khóa là một cách thông minh và được nhiều SEOer ưa chuộng nhất.
Organic traffic là gì? Vì sao phần lớn các SEOer dành khá nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu từ khóa với sự hỗ trợ từ các công cụ như Google keyword planner, Ahrefs,... ? Tuy nhiên, việc áp dụng các từ khóa sao cho hợp lý lại không hề dễ dàng. Một số sai lầm của các doanh nghiệp khi tự thực hiện SEO như:
Lỗi số 1: Đầu tư quá nhiều vào từ khóa có lượt tìm kiếm cao
Phần lớn các từ khóa này có tính cạnh tranh rất cao mà nhiều đối thủ của bạn đã và đang sử dụng. Do đó, các nội dung mới sẽ khó mà lên top được. Đồng thời, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng nguồn truy cập tới các từ/cụm từ đó đến từ tìm kiếm tự nhiên hay từ nguồn trả phí để cân nhắc sử dụng.
Nhìn chung, việc sử dụng những từ khóa này trong website là một điều không thể thiếu, nhưng doanh nghiệp không nên bỏ quá nhiều thời gian và công sức. Bằng cách biến những từ/cụm từ này thành từ khóa phụ sẽ giúp tăng hiệu quả của quá trình SEO.
Thay vào đó, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào các từ khóa bóng ma (phantom keyword) với lượt tìm kiếm ở mức trung bình - cao, độ khó SEO thấp nhưng có lượt truy cập thực tế lớn. Làm thế nào để xác định các từ khóa này? Các công cụ hiện nay đều có thể hỗ trợ bạn.
Lỗi số 2: Sử dụng cùng một từ/cụm từ làm từ khóa chính
Trường hợp này được gọi là “từ khóa ăn thịt” (keyword cannibalization). Bạn cần nhớ rằng, con bots của Google không có khả năng đọc hiểu văn bản mà chỉ hiểu được độ lặp từ để xác định từ khóa chính và nội dung, từ đó đưa ra kết quả phù hợp trên trang tìm kiếm.
Khi đó, dù hai bài viết của bạn có nội dung khác nhau nhưng có chung từ khóa, con bots sẽ không biết kết quả nào phù hợp hơn. Và để tránh rắc rối, Google sẽ hạ thứ hạng của cả hai trang này, khiến những liên kết trùng từ khóa khó có thể SEO lên top được.
Lỗi số 3: Sử dụng từ khóa không tự nhiên
Tính tự nhiên được thể hiện ở tính logic của nội dung. Mặc dù cấu trúc của SEO yêu cầu chèn từ khóa vào các heading, nhưng nó không phải một quy định bắt buộc. Hiện nay, nhiều blogger sử dụng phong cách kể chuyện, tức là bài viết không phân chia các mục heading như “Organic traffic là gì?” trước đây mà các trang blog đó vẫn được xếp hạng cao trên Google.
Xem thêm: 12 lý do doanh nghiệp cần cải thiện thứ hạng của mình trên Google
Những câu văn cứng nhắc, vô nghĩa và thiếu tính logic có thể khiến người dùng khó chịu và thoát trang, dẫn tới thứ hạng website càng giảm và lượt truy cập tự nhiên cũng hạ theo.
Lỗi số 4: Chẳng quan tâm từ khóa
Mặc dù nội dung website cần có tính tự nhiên, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp có thể bỏ hẳn việc chèn từ khóa và tự thể hiện theo cách của riêng mình. Khi đó, bộ máy của Google không có “điểm nhìn” nhất định để giúp trang web của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Đây chính là nguyên nhân từ khóa luôn được quan tâm.
2. Cập nhập thông tin, blog thường xuyên
Viết blog giúp bạn chèn từ khóa vào website để làm SEO tốt hơn. Nhưng hãy lưu ý, chất lượng tốt hơn số lượng. Nếu bạn viết bài một cách tràn lan với mục đích chèn từ khóa mà không quan tâm quá nhiều vào chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng, website sẽ bị tụt hạng nhanh chóng bởi tỷ lệ thoát cao, thời gian thực trên trang thấp,...
Theo Neil Patel - Một SEOer chuyên nghiệp, ông chỉ đăng 4 bài blog mới mỗi tháng nhưng ngày nào ông cũng cập nhật các nội dung cũ trên website. Neil chia sẻ, việc chỉnh sửa nội dung bài viết giúp người dùng có những thông tin chính xác hơn, kích thích họ nhấp vào link, lưu trữ và chia sẻ blog.
Từ đó, thứ hạng của các trang chất lượng sẽ được xếp hạng cao hơn trên Google, lượt truy cập tự nhiên sẽ tăng lên đáng kể.
Nhiều người phàn nàn, việc cập nhật thông tin, blog quá phiền phức bởi trình quản lý website phức tạp, rắc rối. Đặc biệt với các mã nguồn mở như Wordpress, tất cả các website đều có phần quản lý đơn hàng, đăng blog,... kể cả website bán hàng hay website nhận diện thương hiệu.
Đối với JAMstack Vietnam, chúng tôi thiết kế website chuyên nghiệp, riêng biệt cho từng doanh nghiệp về giao diện, nội dung, và cả phần quản trị để tối ưu trải nghiệm người dùng, đặc biệt là quản trị viên.
3. Tạo thẻ meta và tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề và thẻ meta là 2 yếu tố hấp dẫn người dùng một cách nhanh nhất khi họ tìm kiếm trên Google. Bởi vì, hai yếu tố này tóm tắt nội dung toàn bộ trang web, giúp người dùng có hình dung sơ bộ về nội dung bao hàm. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn tới thực trạng “giật tít” khiến khách hàng cảm thấy “lãng phí thời gian” khi đọc những thông tin không hữu ích. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng thoát khỏi website của bạn ngay lập tức.
Ngoài lý do trên, bạn nên đầu tư vào thẻ meta để giúp liên kết của bạn xuất hiện trong đoạn trích đầu tiên (hay còn gọi là zero search results) hoặc phần “People Also Asked” (PPA). Việc xuất hiện trong đoạn trích đầu tiên giúp người dùng nhìn thấy kết quả nhanh chóng, kích thích họ truy cập liên kết. Mặc dù phần PPA có thể xuất hiện ở đầu, giữa hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm đầu tiên, nhưng nó cũng gia tăng khả năng nhấp chuột hơn.
4. Tuân thủ nguyên tắc EAT trong nội dung website
EAT là viết tắt của Expertise (Mức độ chuyên môn), Authority (Mức độ thẩm quyền) và Trust (Mức độ tin cậy). Nguyên tắc này được Google đưa ra để đánh giá chất lượng nội dung website được index (lập chỉ mục). Đây là một trong số các yếu tố để xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm này.
Các đường liên kết với nội dung chuyên sâu, tính chính xác cao từ nguồn cung cấp đáng tin cậy sẽ được Google ưu tiên lên trang 1 của kết quả tìm kiếm. Do đó, việc đầu tư vào các bài đăng là một cách thông minh để tăng lượt truy cập tự nhiên của website.
Hiện nay, JAMstack Vietnam đang thực hiện các bài viết mang ý nghĩa với người đọc thực sự bằng những số liệu cụ thể và phân tích các trường hợp đặc trưng. Nhờ đó, chúng tôi không chỉ có được lượt truy cập tự nhiên cao, mà còn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
>>> Mời bạn tham khảo: Dịch vụ thiết kế website đến từ JAMstack Việt Nam
5. Sử dụng các liên kết nội bộ (internal links)
Hầu như mọi người đều hiểu tầm quan trọng của các liên kết nội bộ nhưng nhiều doanh nghiệp thường thực hiện không có kế hoạch hay logic mà chỉ làm theo “cảm tính” và đôi khi là chèn “càng nhiều càng tốt”. Trên thực tế, việc đi liên kết nội bộ là một “nghệ thuật” với các loại văn bản neo (anchor text) khác nhau để đạt hiệu quả tối đa.
Thông thường, mọi người sẽ đặt các liên kết lên phần mở bài hoặc ngay dưới phần mở bài. Các website lớn vẫn làm theo cách này và chứng minh nó hiệu quả. Tuy nhiên, JAMstack Vietnam cho rằng, việc điều hướng người dùng như vậy quá sớm khiến tỷ lệ thoát của trang đó cao. Ngoài ra, nếu không chèn internal link một cách khéo léo, thì bạn sẽ lặp lại sai lầm, khiến văn bản thiếu tự nhiên như khi chèn từ khóa. Hãy đứng tại vị trí của người đọc và cảm nhận thay vì chỉ viết để “chuẩn SEO”.
6. Điều hướng organic traffic từ mạng xã hội
Mạng xã hội phát triển nhanh chóng với số lượng người dùng khổng lồ. Đây là một nguồn tài nguyên lớn giúp tăng organic traffic cũng như phát triển thương hiệu của bạn trên thị trường một cách nhanh chóng. Đặc biệt, mỗi mạng xã hội lại có những nguyên tắc và cách thức hoạt động khác nhau, phù hợp với những ngành nghề riêng biệt.
Ví dụ như Pinterest và Instagram là hai kênh trưng bày những hình ảnh đẹp, hỗ trợ quảng bá thương hiệu hiệu quả. Do đó, chúng rất được ưa chuộng trong ngành thời trang, làm đẹp. Trong khi đó, Twitter lại nhận được sự ưu ái của ngành báo chí, kinh tế, chính trị.
Bạn nên tạo tài khoản doanh nghiệp trên các mạng xã hội khác nhau và liên kết với website của mình. Điều này giúp thương hiệu của bạn được biết tới nhiều hơn.
Nhìn chung, không quan trọng là doanh nghiệp hoạt động trên bao nhiêu mạng xã hội, điều quan trọng là doanh nghiệp cần hoạt động một cách hiệu quả.
Trong phần 1, JAMstack Vietnam tập trung nhiều hơn vào giải thích Organic traffic là gì? mẹo tăng organic traffic (lượt truy cập tự nhiên) từ nội dung và blog. Trong phần 2, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin liên quan tới "kỹ thuật SEO". Theo dõi fanpage của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh chóng.
Đọc tiếp: Các mẹo tăng Organic Traffic (lượt truy cập tự nhiên) Phần 2