Làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua Website?
Trong thời đại số, doanh nghiệp gắn liền với chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, giúp doanh nghiệp gia tăng lượng khách hàng và có thêm những cơ hội hợp tác tiềm năng. Nhưng, làm thế nào để tối ưu website, tạo nên những trải nghiệm tích cực cho người dùng với thương hiệu?
Để giúp doanh nghiệp, JAMstack Vietnam xin giới thiệu 8 tips xây dựng bộ nhận diện thương hiệu vô cùng chuyên nghiệp.
1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu dựa trên màu sắc
Màu sắc có tác động rất lớn đến tâm lý, cảm xúc người dùng. Theo tâm lý học, màu đỏ tăng cảm giác ngon miệng nên các website ngành F&B thưởng sử dụng màu đỏ làm chủ đạo, tiêu biểu là Jollibee và Otoke Chicken. Màu đen thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp nên phù hợp với các ngành sáng tạo, thời trang.
Cách phối hợp màu sắc cũng tạo nên trải nghiệm riêng biệt cho người dùng. Đối với website mang tính sáng tạo như JAMstack Vietnam, màu cam là màu thương hiệu nhưng chúng chỉ xuất hiện khoảng 10%. Cùng với màu nền tối, màu cam trở nên nổi bật hơn và gây ấn tượng mạnh mẽ tới người dùng.
Ngược lại, Shopee sử dụng màu cam làm màu chủ đạo, xuất hiện nhiều trên website. Phong cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu này kích thích người dùng mua sắm và nhớ tới thương hiệu này nhanh chóng.
2. Thể hiện cá tính
Tương tự con người, thương hiệu cũng có cá tính riêng như mạnh mẽ, quyết liệt hay dịu dàng, thấu hiểu. Cá tính thương hiệu là yếu tố để định vị và làm thương hiệu khác biệt so với các đối thủ trực tiếp hoặc gián tiếp trong ngành. Khi thiết kế website, Designer cần nghiên cứu kỹ càng để nhấn mạnh cá tính thương hiệu thông qua màu sắc, hình ảnh, icon, logo, ngôn ngữ,…
Trên thị trường, Romano và Xmen là hai thương hiệu dầu gội dành cho nam nổi tiếng. Tuy nhiên, Romano xây dựng bộ nhận diện thương hiệu qua website với sự lịch lãm còn Xmen đề cao sự mạnh mẽ, thể thao. Sự khác biệt này được thể hiện rõ tại Trang chủ của website hai thương hiệu.
3. Khơi dậy cảm xúc của người dùng
Cảm xúc là yếu tố quan trọng giúp người dùng nhớ về thương hiệu lâu hơn. Designer cần kết hợp khéo léo các yếu tố thiết kế và hình ảnh để khơi dậy cảm xúc mạnh mẽ nơi người dùng.
Chèn video dạng kể chuyện kèm hiệu ứng âm thanh, lời thuyết minh giàu cảm xúc là một cách để giúp người dùng dễ đồng cảm hơn. Các website cũng tích hợp một số trò chơi vui nhộn để tăng sự thích thú, tăng thời gian trải nghiệm trang.
4. Nhất quán thiết kế khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Mọi thiết kế đều cần Style Guide để các yếu tố giao diện trở nên đồng bộ, tạo sự chuyên nghiệp, phản ánh được tinh thần doanh nghiệp. Song song đó, phần nội dung website cũng cần có sự nhất quán, thể hiện rõ tiếng nói thương hiệu.
Việc sử dụng lại đồ hoạ cũng giúp tối ưu hiệu suất website. Nếu người dùng đã truy cập website trước đó, các hình ảnh sẽ được load dễ dàng từ cache của trình duyệt. Ví dụ khi Designer dùng cùng một thanh điều hướng cho tất cả website, trình duyệt chỉ cần tải đoạn code một lần nên website sẽ tải nhanh hơn.
5. Đặt logo đúng vị trí
Theo nghiên cứu hành vi người dùng, họ thường đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Vì vậy, logo thường ở phía trên, góc trái để gây ấn tượng về thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu qua website.
Logo được đặt một số vị trí khác như chính giữa thanh menu hoặc dưới Footer. Dù được đặt tại đâu, vị trí logo vẫn phải đồng bộ tại các trang. Kích thước logo cũng cần được chuẩn hoá và có độ lớn đủ để người dùng lớn tuổi hoặc có vấn đề về thị giác nhận biết.
6. Nhấn mạnh giá trị doanh nghiệp
Website là nền tảng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu quan trọng trên kênh digital của doanh nghiệp. Website cần làm nổi bật giá trị của doanh nghiệp thông qua vị thế trên thị trường, USP - lợi điểm bán hàng, dự án, mạng lưới đối tác,... UX Writer có thể áp dụng nguyên tắc 5W1H trước khi viết để làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, họ cũng cần tổ chức nội dung theo kiến trúc thông tin, lựa chọn phong cách phù hợp diễn đạt dựa trên mục tiêu và đặc thù doanh nghiệp.
7. Giọng văn phù hợp
Giọng văn trên website cần phù hợp với đặc thù doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu. Nếu website dành cho Gen Z, phục vụ mục đích giải trí, giọng văn có thể thoải mái, sử dụng tiếng lóng, không cần trang trọng. Ngược lại, với website doanh nghiệp, giọng văn cần thuyết phục, nghiêm túc, đáng tin cậy.
Website JAMstack Vietnam hướng đến các doanh nghiệp và các ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông - công nghệ số. Vì vậy, phong cách viết của chúng tôi ngắn gọn, chuẩn chỉnh về từ vựng chuyên môn để tạo uy tín và cố vấn cho người dùng bởi những gì chúng tôi am hiểu.
Khi một thông điệp nhưng hai đối tượng tiếp nhận khác nhau, UX Writer cần tìm cách diễn đạt khác nhau, phù hợp từng nhóm đối tượng nhưng vẫn giữ nguyên nội dung thông điệp. Với tông giọng phù hợp, doanh nghiệp dễ dàng chinh phục cảm tình từ đối tượng mục tiêu.
8. Khiến website trở nên độc đáo, sáng tạo
Để website thực sự độc đáo, UX team cần kết hợp thiết kế ấn tượng, bắt mắt và content sáng tạo, tác động tích cực đến cảm xúc người dùng. Bên cạnh đó, những hiệu ứng, tương tác, 3D tour cũng cần được áp dụng linh hoạt nhằm tăng thêm phần sống động.
Trong quá trình lên kế hoạch và thực thi thiết kế, UX team không thể thiếu sự hỗ trợ của các công cụ thiết kế UX/UI để phân tích đối thủ, nghiên cứu thị trường để bản thiết kế thêm hoàn hảo. Khi cần tham khảo ý tưởng cho những thiết kế, Designer có thể tham khảo một số trang như Dribbble, Behance hoặc Awwwards.
Kết
JAMstack Vietnam hi vọng bài viết này giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan trong phát triển, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu qua website. Để nhận tư vấn và sự hỗ trợ từ những chuyên gia của chúng tôi, vui lòng liên hệ JAMstack Vietnam. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với kiến trúc phát triển website JAMstack - xu hướng của các doanh nghiệp lớn hiện nay.