facebook pixel

Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals giúp website tăng thứ hạng trên Google

7 phút đọc
Cách tối ưu chỉ số Core Web Vitals giúp website tăng thứ hạng trên Google

Core Web Vitals là các chỉ số dùng để đánh giá hiệu suất hoạt động của website nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, đây là một trong những yếu tố được Google xem xét để quyết định thứ hạng của website trên trang tìm kiếm. Do đó, bạn cần phải tối ưu những chỉ số này ở mức tốt theo thang đo của Google nếu muốn website có thứ hạng cao.

Vậy làm thế nào để tối ưu các chỉ số trong Core Web Vitals giúp tăng thứ hạng cho website? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nội dung chi tiết.

Tầm quan trọng của việc tối ưu chỉ số Core Web Vitals trong SEO

Yếu tố quan trọng để Google xếp hạng website

Core Web Vitals là một trong những yếu tố quan trọng để Google đánh giá và xếp hạng website trên trang tìm kiếm, tầm quan trọng của chúng thậm chí còn tương đương với các yếu tố cốt lõi trong SEO như: chất lượng nội dung, ý định tìm kiếm, độ tin cậy của tác giả.

Ngoài ra, đối với những website có chủ đề và chất lượng nội dung tương tự nhau hoặc không có sự khác biệt quá lớn thì Google sẽ sử dụng các chỉ số này như là yếu tố quyết định để đánh giá thứ hạng của chúng trên trên trang tìm kiếm. Điều đó cho thấy việc tối ưu các chỉ số trong Core Web Vitals là rất quan trọng nếu bạn muốn website của mình được hiển thị ở những vị trí đầu tiên.

Mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn

Việc tối ưu các chỉ số trong Core Web Vitals như LCP, FID và CLS là bạn đang nỗ lực để khiến website có tốc độ tải nhanh hơn, tương tác dễ dàng hơn và hoạt động ổn định hơn, chính vì thế chúng giúp khách hàng của bạn có những trải nghiệm tốt nhất khi truy cập và tìm kiếm thông tin họ mong muốn trên website. Qua đó giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và khiến khách truy cập ở lại với website lâu hơn (time-on-site).

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Hiện nay, hoạt động SEO luôn được các doanh nghiệp quan tâm và đầu tư nguồn lực nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu và gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Do đó, “cuộc chiến" thứ hạng trên trang tìm kiếm ngày càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn với doanh nghiệp, website của bạn sẽ bị bỏ lại phía sau nếu bạn không tối ưu tốt trải nghiệm người dùng. Và Core Web Vitals chính là yếu tố bạn cần phải dành sự quan tâm hàng đầu để có thể cạnh tranh với website của đối thủ trong ngành.

Ngoài ra, với một website được tối ưu mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng về lâu dài sẽ xây dựng được lòng trung thành với thương hiệu và tăng khả năng họ giới thiệu cho người khác (Net Promoter Score). Từ đó khiến website của doanh nghiệp trở nên nổi bật so với đối thủ.

Cách tối ưu các chỉ số Core Web Vitas

LCP - Largest Contentful Paint

Largest Contentful Paint là thời gian từ lúc khách truy cập click vào trang để đọc nội dung trên màn hình hiển thị. Vậy nên việc tối ưu chỉ số LCP là bạn đang nỗ lực để website có tốc độ tải trang nhanh hơn.

Để có được trải nghiệm người dùng tốt nhất thì chỉ số LCP nên nhỏ hơn 2.5s kể từ khi trang được tải lần đầu tiên. Nằm trong khoảng 2.5s đến 4.0s thì bạn nên cải thiện tốc độ tải trang để trở nên tốt hơn. Nhưng nếu chỉ só LCP này cao hơn 4.0s thì bạn cần phải tiến hành cải thiện tốc độ tải trang ngay để tránh mất đi khách hàng.

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho website có tốc độ tải chậm là do khối lượng dữ liệu nội dung được lưu trữ ở máy chủ quá lớn dẫn đến tình trạng quá tải các phần tử CSS và JavaScript, tài nguyên và máy chủ phản hồi chậm. Mặc dù tốc độ internet là yếu tố khách quan của mỗi khách truy cập, nhưng có nhiều cách bạn có thể làm để cải thiện LCP. Dưới đây là một vài gợi ý mà bạn có thể thử về cách thực hiện

Cách tối ưu tốc độ tải trang nhanh hơn:

  • Lựa chọn máy chủ web (web host) tốt hơn, có CDN để tăng tốc độ tải.

  • Loại bỏ những đoạn code từ bên thứ ba (third-party scripts) không cần thiết.

  • Chỉnh sửa thuộc tính lazy loading: Tính năng lazy loading cho phép tải hình ảnh vào thời điểm chính xác khi người dùng cuộn xuống trang bằng cách không ảnh hưởng đến tốc độ tải của trang web và đạt được điểm LCP của bạn ở mức cao nhất.

  • Kiểm tra bằng Google Speed Insights để phát hiện những yếu tố làm chậm tốc độ tải và loại bỏ chúng.

  • Giảm thiểu code CSS, JavaScript trên trang web.

FID - First Input Delay

FID đo lường thời gian mà trang phản hồi lại người dùng kể từ khi họ có hành động tương tác đầu tiên trên web. Một số tương tác phổ biến như: click menu, nhập email, đặt hàng, search,.... Tối ưu chỉ số FID là cách khiến người dùng có thể tương tác dễ dàng hơn.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến website có tốc độ phản hồi chậm bắt nguồn từ quá trình xử lý JavaScript (JavaScript execution). Cũng giống như giá trị LCP, điểm FID càng thấp thì trải nghiệm người dùng càng tốt. Google đề xuất 100ms làm giá trị điểm chuẩn cần đạt được. Từ 100ms đến 300ms là cần xem xét và nếu cao hơn 300ms thì cần khắc phục ngay lập tức.

Cách tối ưu tốc độ phản hồi người dùng nhanh hơn:

  • Giảm thời gian thực thi tập lệnh (script execution) bằng cách chia thành các tác vụ nhỏ hơn, điều này có nghĩa là tách một gói JavaScript (các tệp được kết hợp thành một gói để tránh quá nhiều yêu cầu HTTP được yêu cầu để tải một trang) thành các phần nhỏ hơn.

  • Sử dụng bộ nhớ cache của trình duyệt.

  • Loại bỏ những tập lệnh không cần thiết nhiều nhất có thể.

CLS - Cumulate Layout Shift

Chỉ số này dùng để đo tính ổn định và mức độ thay đổi đột xuất của các bố cục content, nút CTA, button, banner,... trong màn hình hiển thị trong suốt quá trình tải trang. Tối ưu chỉ số CLS là bạn đang giảm thiểu khả năng xảy ra những lỗi này, đảm bảo trải nghiệm khách hàng được tốt hơn.

Nguyên nhân khiến cho bố cục xảy ra lỗi là do việc sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao, dung lượng lớn nên trong quá trình hiển thị hình ảnh có thể xảy ra lỗi này. Google xác định điểm CLS tốt nhất phải dưới 0,1. Nếu chỉ số này trên 0,1 thì bạn nên tìm cách tối ưu để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách truy cập website. 

Cách tối ưu mức độ ổn định của website:

  • Sử dụng trang tĩnh để tạo trang quảng cáo trên website.

  • Sử dụng tuỳ chọn “placeholder", “font change" để khách truy cập có thể đọc nội dung trước khi hình ảnh được load.

Hầu hết mọi người thường gặp một trong ba vấn đề trên. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể gặp sự cố với cả ba vấn đề đó cùng một lúc. Lúc này bạn cần tới sự trợ giúp của các công cụ phân tích như: Chrome DevTools, Total Blocking Time và Lighthouse, bạn có thể cô lập các vấn đề và giải quyết chúng một cách tốt nhất để trang web chỉ số Core Web Vitals cao hơn.

Kết

Thông qua bài viết này bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của các chỉ số Core Web Vitals trong hoạt động SEO, bên cạnh những nguyên nhân phổ biến khiến cho website bị chấm điểm thấp và cách tối ưu chúng để góp phần vào “cuộc chiến" cạnh tranh thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

 

BẤM VÀO ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 từ đội ngũ chuyên nghiệp của chúng tôi.

share on facebook share on twitter share on pinterest
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nguyên nhân từ khóa SEO tụt hạng? Cách khắc phục hiệu quả
Nguyên nhân từ khóa SEO tụt hạng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Vậy nên, điều quan trọng là nắm vững cách khắc phục để đảm bảo sự hiệu quả trong việc tối ưu hóa SEO. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các biện pháp cần thực hiện để đưa từ khóa trở lại vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
8 phút đọc
Nguyên nhân khiến Google không index bài viết trên web
Thiết kế website là quy trình kéo dài từ việc thiết kế, viết mã, đến xây dựng nội dung với mục tiêu tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi, website có thể gặp vấn đề như không được lập chỉ mục (index) hoặc bị loại khỏi danh sách lập chỉ mục của Google. Chắc chắn rằng, không một người làm SEO nào muốn điều đó xảy ra.
8 phút đọc

KINDLY LEAVE YOUR INFOMATION, WE WILL RESPONSE WITHIN 24 HOURS

Representative official office
Ho Chi Minh City, Vietnam
© 2020 FLAME MEDIA JOIN STOCK COMPANY
Representative office: Unit 4-Floor 3 Block B Jamona Heights, 210 Bui Van Ba Street, Tan Thuan Dong Ward, District 7, Ho Chi Minh City. Tax identification number: 0316311107 issued by the Department of Planning and Investment of Ho Chi Minh City on June 4, 2020.
Email: hello@jamstackvietnam.com
Site map
scroll to top
message phone zalo